PHÁ RỪNG ĐỒNG NGHĨA VỚI HỨNG CHỊU NHIỀU THIÊN TAI

10:16 |
Thời gian qua, việc chuyển đổi ồ ạt rừng sang trồng cao su, thực hiện các dự án thủy điện, áp lực di dân tự do cùng với tập quán canh tác nương rẫy, nạn phá rừng lấy gỗ và lấy đất trồng cà phê… đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nghiêm trọng. Tại Tây Nguyên, nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước (với khoảng 2,6 triệu ha, độ che phủ dao động từ 39,9% – 60,1%), mỗi năm có khoảng 26.000ha rừng bị mất.
Như một quy luật tất yếu, khi rừng bị mất, “cỗ máy” thanh lọc không khí giảm công suất, bức tường thiên nhiên che chắn mưa bão bị thủng thì tác động xấu của thiên nhiên đối với đời sống con người ngày một gia tăng. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC), nạn mất rừng và suy thoái rừng trên thế giới đã làm phát thải khoảng 18% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, chỉ đứng sau ngành năng lượng.
                                                  Ảnh minh họa: Dân Việt                   
Ảnh minh họa: Dân Việt
Tại Việt Nam, tình trạng mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ước tính làm phát thải 19,3 triệu tấn CO­2, chiếm hơn 18% tổng lượng khí phát thải. Độ che phủ rừng thấp, chất lượng rừng suy giảm đã làm ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu ở các vùng miền trong cả nước. Từ đó, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng hơn. Đó là những trận mưa lũ khủng khiếp nhấn chìm hàng ngàn nhà dân ở các tỉnh miền Trung; các trận siêu bão càn quét làng mạc; những trận lũ ống ở miền núi phía Bắc làm hàng chục người chết; những trận mưa gây ngập nặng tại Hà Nội hoặc triều cường biến nhiều tuyến đường TPHCM thành sông…
Ngay cả Đà Lạt – Lâm Đồng, nơi được coi là có thời tiết, khí hậu khá ôn hòa, nhưng gần đây cũng liên tiếp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó phải kể đến những trận mưa đá tàn phá rau hoa tại Đà Lạt, hoặc những đợt mưa lũ liên tiếp tại huyện Lạc Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Theo đánh giá, thiệt hại do thiên tai gây ra ở Việt Nam thuộc loại lớn trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm người chết. Riêng năm 2013, thiên tai làm gần 300 người chết và mất tích, 1.150 người bị thương, gây thiệt hại khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngoài những con số có thể đo đếm được, việc mất rừng, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, nhất là ngành trồng trọt.
Theo Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên làm cho sâu bệnh hại cây trồng phát triển nhanh và khó dự báo, đáng chú ý là rệp sáp và tuyến trùng hại cà phê, bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu, rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều và ca cao… làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng ở nhiều địa phương.
Hệ lụy, tác hại của việc mất rừng đối với đời sống con người đã quá rõ ràng. Bởi vậy, để hạn chế điều đó thì không còn cách nào khác là phải bảo vệ rừng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật và các chính sách (như chính sách giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, chính sách giao khoán bảo vệ rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng…) đã tạo được những chuyển biến quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế thì việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ phát triển rừng ở nhiều nơi còn chưa tốt, dẫn đến rừng vẫn bị tác động.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Theo đó, các công ty nông, lâm nghiệp sẽ có sự phân định rõ ràng hơn giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở cho việc điều chỉnh đất nông – lâm nghiệp và rừng một cách rạch ròi, hợp lý hơn; tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng mà các công ty lâm nghiệp đang gặp phải. 
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

VẺ MẶT VÀ THÂN HÌNH CỰC KỲ ĐÁNG SỢ CỦA LOÀI ẾCH " CƠN MƯA ĐEN "

14:17 |
Không giống như những loại ếch thường thấy, loài ếch Black Rain (cơn mưa đen) có hình dáng khá lạ và vẻ mặt đáng sợ.
Ếch Black Rain là một loại động vật lưỡng cư. Chúng có nguồn gốc ở bờ biển phía Nam châu Phi. Chúng thường đào hang và tạo ra những “đường hầm” sâu 15cm.
Trong mùa giao phối, những con ếch cái thường tiết ra một chất dính đặc biệt trên lưng để giúp những con ếch đực không bị rơi trong quá trình giao phối.
Những con ếch đực sẽ có nhiệm vụ ở lại trong hang để bảo vệ những quả trứng.
Khi bị kẻ thù tấn công, loài ếch này thường cố gắng phồng người lên để làm cho cơ thể to và dữ tợn hơn. Tuy nhiên, chúng thỉnh thoảng còn lặp lại hành động này trong lúc đào hang để không ai có thể kéo chúng ra khỏi tổ. Giới khoa học đã ví hành động đó của loài ếch này là “một quả bóng cáu kỉnh”.
Một con ếch Black Rain (Ảnh: melbourneer)
Một con ếch Black Rain (Ảnh: melbourneer)
Một con ếch Black Rain khi chưa phồng người (Ảnh: melbourneer)
Một con ếch Black Rain khi chưa phồng người (Ảnh: melbourneer)

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

XUẤT HIỆN CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ KHÁNG SINH Ở NƯỚC SÔNG SÀI GÒN

14:03 |
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đã xuất hiện chất gây rối loạn nội tiết và kháng sinh.
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết: “Do ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và sức khỏe con người nên 2 nhóm chất kháng sinh và các chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disruptors – EDCs) gây ô nhiễm sông Sài Gòn – Đồng Nai được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Ở nước ta, do sử dụng khá thường xuyên các chất kháng sinh, trong khi hầu như các nguồn nước thải đều không được kiểm soát nên việc tích lũy các chất này tại những nơi tiếp nhận nhiều loại nước thải khác nhau như lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai là có thể xảy ra”.
Bùn cũng nhiễm chất độc hại
Từ năm 2012, các nhà khoa học của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã nghiên cứu, đánh giá dư lượng của một số kháng sinh (nhóm fluoroquinolone) và chất gây rối loạn nội tiết tại hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai. Từ đó, đề xuất giải pháp giám sát, kiểm soát các chất gây nguy hại này.
Lấy nước sông Sài Gòn phục vụ nghiên cứu bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP HCM cung cấp)
Lấy nước sông Sài Gòn phục vụ nghiên cứu bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP HCM cung cấp)
Trong năm 2013, các nhà khoa học đã lấy 24 mẫu nước mặt và 24 mẫu trầm tích của 2 sông Sài Gòn và Đồng Nai; lấy 13 mẫu nước thải và 13 mẫu bùn thải tại các trạm xử lý của các bệnh viện trên địa bàn TP HCM và Đồng Nai. Ngoài ra, các nhà khoa học còn lấy hàng chục mẫu nước thải, bùn thải tại nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị của TP HCM, Đồng Nai.
Kết quả cho thấy có dư lượng khá cao kháng sinh FQs, TCs và chất gây rối loạn nội tiết PEs tại nhiều vùng sông Sài Gòn và các khu vực lân cận. Cụ thể, tần suất xuất hiện fluoroquinolone (FQs) trong nước có nơi đến 33%, trong bùn là 62%; tetracylines (TCs) trong nước có nơi 33%, bùn 57%; phthalate ester (PEs) trong nước có nơi 25%, bùn 100%. Nghiêm trọng hơn là những chất nguy hại này có dư lượng khá cao tại một số nơi là nguồn nước đầu vào của 2 nhà máy nước Hóa An và Biên Hòa.
Phải xử lý sớm
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn cho biết kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết trong nguồn nước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những chất này có trong chất thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện, khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là quy trình xử lý nước thải lại chưa xử lý được 2 nhóm chất này. Do vậy, kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết có thể tồn lưu và di chuyển ra các nguồn nước bên ngoài. Dư lượng của kháng sinh là nguyên nhân hình thành hoặc phát triển các nhóm vi sinh vật kháng kháng sinh. Còn PEs sẽ gây ra các rối loạn nội tiết cho con người. Trong khi đó, nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai là nguồn dùng để xử lý, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân TP HCM và những khu vực lân cận. Vì vậy cần có giải pháp để sớm xử lý 2 nhóm chất nguy hại này.
Từ điều tra ban đầu, nhóm nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp để quản lý và giảm thiểu ô nhiễm cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai, trong đó cần sớm ban hành các quy định liên quan đến dư lượng kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết trong nước thải và nguồn tiếp nhận. Giám sát sớm diễn biến của các chất ô nhiễm vừa phát hiện.
Không quá lo ngại Ông Nguyễn Quang Triết, Giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, cho biết khu vực lấy nước trên sông Sài Gòn của Nhà máy nước Tân Hiệp thuộc thượng lưu sông Sài Gòn (ấp Bến Than, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP HCM) là nơi dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng ruộng nên vấn đề ô nhiễm nước sông không đáng lo ngại. Vả lại, quy trình xử lý nước trước khi cung cấp cho người dân tại các nhà máy nước rất nghiêm ngặt; hằng tháng, các trung tâm phân tích lấy mẫu nước nước sông Sài Gòn 2 lần, Trung tâm Y tế dự phòng TP lấy mẫu nước tại các nhà máy.
Ông Bùi Thanh Giang, Giám đốc Nhà máy nước Thủ Đức – nơi lấy nước trực tiếp trên sông Đồng Nai, cho biết cũng không quá lo ngại trước thông tin của nhóm nghiên cứu bởi nhà máy lấy nước tại thượng lưu sông Đồng Nai (cầu Hóa An, tỉnh Đồng Nai). Đến nay, các chỉ tiêu xử lý nước trước khi cung cấp cho người dân đều bảo đảm.
T.Hồng/nld.com.vn
Có thể gây ung thưĐầu năm 2013, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP HCM, ĐH Tsukuba – Nhật Bản công bố nước tại hồ Dầu Tiếng qua sông Sài Gòn cung cấp nước sinh hoạt cho TP HCM có hàm lượng độc tố vi khuẩn lam Microcystins (có thể ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của tế bào con người) vượt từ hàng chục đến ngàn lần quy định về nước uống của thế giới. Tháng 7-2013, các nhà khoa học của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết tributyltin (tương tự chất diệt nấm trong sơn chống hà cho nhiều loại tàu thuyền và vật liệu đánh bắt thủy sản) đã xuất hiện và tăng dần hàm lượng ở hạ lưu sông Sài Gòn. Tributyltin có thể gây tác hại cho sinh vật biển và con người như biến đổi giới tính ở động vật chân bụng, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi…
Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng việc sử dụng nguồn nước nhiễm độc, nhiễm khuẩn như có chất gây rối loạn nội tiết và kháng sinh cao có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nếu nguồn nước này được sử dụng để sinh hoạt, ăn uống có thể tác động đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây ung thư, vô sinh…
Ch.Trung – N.Dung/nld.com.vn\
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Nhuộm cốm bằng phẩm màu công nghiệp

11:00 |
Hà Nội vừa phát hiện một cơ sở dùng hóa chất tạo màu cho cốm. Chuyên gia khẳng định hóa chất này có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, làm tổn hại thần kinh, thận, gan…
Cốm sạch đang bị cốm dùng hóa chất làm đẹp, phun màu lấn sân 
Cốm sạch đang bị cốm dùng hóa chất làm đẹp, phun màu lấn sân
10 giờ sáng ngày 23/9, Đội quản lý thị trường số 6 (quận Nam Từ Liêm) phối hợp với Cảnh sát môi trường, lực lượng Y tế (Hà Nội) tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất cốm của gia đình anh Đỗ Đức Tặng ở làng Mễ Trì Hạ, phát hiện cơ sở này dùng khá nhiều phẩm có màu xanh, vàng để làm màu cho cốm.
Theo ông Nguyễn Đình Cường, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 6, sau khi phát hiện số phẩm màu trên, cán bộ Trung tâm y tế đã test nhanh tại chỗ, kết quả phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép, mà là phẩm màu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tại chỗ, đội cảnh sát môi trường đã lấy mẫu, niêm phong gửi đi kiểm nghiệm, phân tích mức độ độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cũng theo ông Cường, chủ cơ sở sản xuất cốm khai, gia đình này sản xuất cốm phun tẩm phẩm màu là do yêu cầu của khách hàng lấy sỉ, còn họ lấy cốm về chế biến bánh cốm, chả cốm hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng họ không rõ. Thông thường, người ta dùng chổi nhỏ vẩy màu cho cốm, cơ sở này còn đầu tư cả máy phun hóa chất để đạt được độ đều màu rất chuyên nghiệp.
Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm hóa chất công nghiệp kể trên, ngày 24/9, UBND quận Nam Từ liêm đã ra quyết định đình chỉ sản xuất đối với cơ sở sản xuất cốm này. Khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu phẩm màu, tùy tính chất, độ độc hại của mẫu sẽ có hình thức xử lý.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm sinh học (Trường ĐH Bách khoa) cho hay, hóa chất có màu xanh lá có thể là Malachite green, được dùng trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm da, giấy, vải... Theo PGS Thịnh, chất này nằm trong danh mục cấm, vì cực kỳ độc hại, khi ăn trực tiếp, độc tố đi thẳng vào máu có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về thần kinh, thận, gan, tim…
“Trước đây, Malachite green được dùng để khử trùng ao hồ để tạo màu nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do có nhiều nghiên cứu chỉ ra độ độc hại của nó nhiễm vào tôm, cá cũng sẽ tác động đến sức khỏe người dùng, Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đã khuyến cáo các nước không sử dụng chất này. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã cấm sử dụng đối với nuôi trồng thủy hải sản”, ông Thịnh cho hay.
Năm 2011, Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện ra chất Malachite green trong 2 mẫu cốm ở làng Vòng.
Liệu có con sâu làm rầu nồi canh?
Cốm là món ăn truyền thống của người Hà Nội. Cốm thành phẩm được nhập về các cơ sở nhỏ lẻ để bán lẻ hoặc chế biến chả cốm, bánh cốm. Vụ việc được phát hiện đúng thời điểm giữa vụ cốm khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.
“Chúng tôi biết vụ việc qua báo chí, tuy nhiên, đơn vị cùng lúc quản lý hàng trăm nghìn sản phẩm. Với lại, cốm là thuộc ngành nông nghiệp quản lý”.
Bà Hoàng Thị Minh Thu, Chi Cục phó Chi Cục an toàn thực phẩm Hà Nội
Chị Hà, nhân viên ngân hàng ở phố Quang Trung (Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng: “mùa cốm này, nhà tôi đã mua khá nhiều về ăn và đi biếu người thân. Mấy hôm trước, vừa ăn món chả cốm có màu xanh lét, tôi đã thấy nghi ngờ”, chị nói. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 73 cơ sở sản xuất, kinh doanh cốm.
Trong đó, làng Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm) có tới 64 cơ sở; quận Cầu Giấy có 9 cơ sở. Thông thường, mỗi năm các cơ sở sản xuất cốm tươi với 2 vụ cốm vào tháng 3 - 4 và tháng 9-10.
Ông Nguyễn Đình Cường cho hay, tại xã Mễ Trì, cũng có một số cơ sở dùng phẩm màu để sản xuất cốm nhưng là màu thực phẩm nằm trong danh mục cho phép. Tuy nhiên, màu thực phẩm cho phép sử dụng khi phun vào cốm sẽ không đẹp mắt bằng màu công nghiệp.
Riêng cơ sở dùng hóa chất công nghiệp kể trên bị người dân phản ứng rất nhiều, vì họ sợ con sâu làm rầu nồi canh, ảnh hưởng đến uy tín của hàng nghìn người, hàng trăm gia đình sản xuất, kinh doanh cốm.
Dù chưa có kết quả khẳng định độ độc hại của hóa chất, song với số lượng cốm sản xuất lâu nay đã tung ra thị trường, ít nhiều nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, liên hệ với Chi Cục an toàn thực phẩm Hà Nội, đơn vị này cho hay, từ đầu năm đến nay, đơn vị chưa từng đi lấy mẫu cốm nào để kiểm nghiệm.
Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Hoàng Thị Minh Thu, Chi Cục phó Chi Cục an toàn thực phẩm Hà Nội lý giải: “Chúng tôi biết vụ việc qua báo chí, tuy nhiên, đơn vị cùng lúc quản lý hàng trăm nghìn sản phẩm. Với lại, cốm là thuộc ngành nông nghiệp quản lý”.
Cũng theo bà Thu, việc quản lý đã phân cấp về các quận, huyện, xã, phường. Các đơn vị đó chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hằng tháng gửi kết quả báo cáo lên Chi cục. Nếu cơ sở nào vi phạm, cứ theo luật mà xử lý.
Read more…

KINH HOÀNG ĐẰNG SAU CÁNH CỬA SẢN XUẤT SỮA TƯƠI

09:08 |
Sữa tươi được đựng trong các thùng nhựa xanh đặt ngay trên sàn bê tông dính đầy chất thải và nước bẩn. Phía ngoài vỏ thùng và nắp bám đầy những cáu bẩn đã mốc meo.
 
Sữa được đựng trong các thùng nhựa và thùng tôn

Mới đây, người tiêu dùng giật mình trước thông tin 90% mặt hàng sữa Ba Vì bị làm nhái. Thông tin nhanh chóng lan truyền trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội làm nhiều khách hàng không khỏi lo ngại. Bên cạnh đó, câu chuyện chất lượng sữa cũng là một vấn đề được quan tâm.
Để có cái nhìn thực tế về việc sản xuất sữa tươi tại "kinh đô sữa" Ba Vì, phóng viên đã chuyến xâm nhập thực tế vào các cơ sở sản xuất mặt hàng này.
Dạo qua một số cơ sở thu mua, sản xuất sữa ở khu vực Tản Lĩnh, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa im lìm phía bên ngoài. Nhiều nhà còn dựng hàng rào quây tôn kín mít để tránh sự nhòm ngó. Khi thử liên hệ một trong số các cơ sở, phóng viên đều bị từ chối thẳng thừng, thậm chí còn cho người ra xua đuổi không tiếp.
Sau khi đóng vai người đi đặt mua buôn sữa tươi về bán, phóng viên mới xâm nhập được vào một cơ sở sản xuất sữa tươi tại Ba Vì. Ẩn bên trong cửa hàng đóng cửa im lìm là một khu chế biến đặt sâu bên trong hoạt động tấp nập.
Thời điểm phóng viên có mặt, các nhân viên của cơ sở đang hì hụi làm việc. Người cầm que gậy to khuấy vào thùng sữa, một số nhân viên nữ đang rửa hàng chục bình nhựa, chai lọ để chuẩn bị dùng để đựng sữa.
Sữa tươi được đựng trong các thùng nhựa xanh đặt ngay trên sàn bê tông dính đầy chất thải và nước bẩn. Phía ngoài vỏ thùng và nắp bám đầy những cáu bẩn đã mốc meo. Cảnh tượng này khiến người xem không khỏi ớn lạnh về chất lượng của sữa tươi khi được sản xuất, bảo quản một cách sơ sài và mất vệ sinh.
Hình ảnh bên trong cơ sở sản xuất sữa tươi:
 
 
 
Các cửa hàng bán sữa tươi đóng cửa im lìm  
 Nhiều cơ sở đóng cổng, dựng rào tôn quây kín mít để tránh bị nhòm ngó
 Bên trong một cơ sở sản xuất sữa tươi
Dùng gậy gỗ khuấy vào thùng sữa 
 Công nhân nữ đang rửa bình, chai nhựa để tái sử dụng
Các thùng đựng sữa đặt trên sàn bê tông bẩn thỉu, nhếch nh
 
 Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn



Read more…

Ngắm vẻ đẹp thế giới qua... "đôi chân"

09:23 |
Nhiếp ảnh gia người Nga Oleg Grigoryev đã khiến người xem phải ngỡ ngàng trước bộ ảnh thiên nhiên kỳ thú và bởi ý tưởng chụp cùng đôi chân của anh.
 
 
Bộ ảnh mới của Oleg Grigoryev đã gây chú ý rộng rãi trên mạng bởi ý tưởng chụp ảnh độc đáo, hấp dẫn.

 
Những bức ảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và rộng lớn vào buổi sớm mai đều được anh chụp từ trong chiếc lều cắm trại của mình, với điểm nhân là đôi chân của chính tác giả. Grigoryev chụp những bức ảnh này tại vùng núi Fann của Tajikistan, cách mực nước biển 4.700 m.
   
Bức ảnh này được chụp tại hồ Muddy, ở độ cao 3.600 m.
  
                                                                Bình minh ở gần đỉnh Mirali.

       
                                                                   Bình minh ở hồ Alaudin.
      

 Bộ ảnh độc đáo này của Oleg có tiêu đề "Morning Views From The Tent (tạm dịch: Ngắm bình minh  từ trong lều).

      
                                                  Bức ảnh này được chụp tại Chimtarga...
      

                                                        ... và ở độ cao 4.700 m
      

                                                Vẻ đẹp sớm mai bình yên ở dãy Fann.
       

                                                       Chân dung nhiếp ảnh gia Oleg Grigoryev.

Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
Read more…

Thác Bản Giốc hùng vĩ vào top 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới

14:57 |
Theo đánh giá của trang Touropia, vẻ đẹp của những thác nước hùng vĩ nhất luôn khiến con người phải thán phục trước bàn tay kiến tạo của thiên nhiên.


1. Thác Iguazu, Brazil – Argentina: Là một trong những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất thế giới, Iguazu bao gồm 275 thác nhỏ dọc theo bờ sông Iguazu trong rừng mưa tươi tốt nhất ở Nam Mỹ. Chỉ có độ cao khoảng 64m nhưng với vận tốc dòng chảy 12.750 mét khối/giây, Iguazu vẫn được coi là một trong những cảnh quan hùng vĩ, tuyệt đẹp nhất thế giới.



2. Thác Victoria, Zimbabwe – Zambia: Tuy không phải là thác nước cao nhất và lớn nhất nhưng Victoria vẫn được coi là thác nước rộng nhất thế giới với chiều rộng 1.708m và chiều cao 108m. Nơi đây có cảnh tượng phi thường do có vực thẳm là vết nứt. Hiện tại Victoria là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở châu Phi.



3. Thác Niagara, Hoa Kỳ - Canada: Là một địa điểm du lịch nổi tiếng một thế kỷ, kỳ quan thiên nhiên này nằm giữa hai thành phố kết nghĩa Niagara Falls, Ontario và Niagara Falls, New York. Thác Niagara bao gồm 3 thác riêng biệt: thác Hoa Kỳ, thác Bridal Veil nằm trên thành phố New York và thác Horsehoe thuộc Canada. Với hơn 14 triệu khách du lịch tới tham quan mỗi năm, Niagara được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới.



4. Thác Angel, Venezuela: Đây là thác nước rơi tự do cao nhất thế giới với độ cao 978m và dốc thẳng đứng 807m bắt nguồn từ ngọn núi quỷ Auyan Tepuy. Với độ cao gần 1000 m, dòng nước chảy từ ngọn thác trông vô cùng tuyệt diệu vì trước khi rơi xuống đất, làn nước bị những cơn gió mạnh đẩy đi và biến thành màn sương mù.



5. Thác Kaieteur, Guyana: Kaieteur là thác có lượng nước lớn nhất khu vực sông Potaro, thuộc khu rừng nhiệt đới công viên quốc gia cùng tên. Đây là một trong những thác nước hùng mạnh nhất thế giới với lượng nước trung bình 663 mét khối / giây với chiều cao 226 m.



6. Thác Blue Nile, Ethiopia: Thác Blue Nile, hay còn gọi là Tis Issat nằm trên sông Blue Nile. Mặc dù hiện tại phần lớn lượng nước của dòng thác này đang được dùng để phục vụ cho một đập thủy điện, nhưng Blue Nile vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hùng vĩ của nó và địa điểm du lịch hút khách nhất của quốc gia Đông Phi này.



7. Thác Bản Giốc, Việt Nam: Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh số một của Việt Nam và là thác lớn thứ 4 thế giớitrong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia, sau Niagra (Canada - Hoa Kỳ), Victoria (Zambia – Zimbabwe) và Iguazu (Brazil – Argentina). Ảnh: Phương Trần



8. Thác Gullfoss, Iceland: Gullfoss, hay còn gọi là thác Vàng, là một phần của con sông chảy xiết Hvita và là một trong những điểm đến lôi cuốn nhất ở Iceland. Hình ảnh những dòng nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao 32m, đặc biệt vào mùa hè, tạo nên một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, khó quên.




9. Thác Huanguoshu, Trung Quốc: Đây là một trong những thác nước ngoạn mục nhất ở châu Á với độ cao 77.8m và chiều rộng 101m. Là thác nước lớn nhất ở Trung Quốc và khu vực Đông Á, nó còn có tên là thác Trái Cây Vàng.


10. Thác Jog, Ấn Độ: Với độ cao 253m, thác Jog là thác nước thẳng cao nhất ở Ấn Độ. Vào mùa khô, thác Jog chỉ là những dòng nước nhỏ chảy xuống vách núi, tuy nhiên khi vào mùa mưa, những trận mưa lớn đã buộc chính quyền nơi đây phải xả bớt nước từ đập Lingamakki ở thượng nguồn sông Sharavathi tạo thành một cảnh quan hùng vĩ của thác Jog cho tới bây giờ.

Theo thiennhien.net
Read more…

Tây Ninh: Kinh hoàng phát hiện 3 người chết trong bể xử lý thải cao su của công ty Hòa Hiệp Hưng

11:10 |
Xác ba nạn nhân gồm phó quản đốc, tổ trưởng tổ cơ khí và tổ mủ tạp nhà máy chế biến mủ cao su công ty Hòa Hiệp Hưng được tìm thấy sáng 7-9 

 
Hồ xử lý nước thải, nơi phát hiện xác nạn nhân

Khoảng 2g30 sáng 7-9, công nhân nhà máy chế biến mủ cao su công ty TNHH Hòa Hiệp Hưng (xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, Tây Ninh) đã tá hỏa khi phát hiện 3 người chết dưới hồ xử lý nước thải của nhà máy. 
Thông tin được biết, vào khoảng 1g30, sau khi đến phiên trực của mình nhưng không thấy giao ca, điện thoại cũng không liên lạc được, một số công nhân của nhà máy chế biến mủ cao su công ty TNHH Hoà Hiệp Hưng cùng đổ đi tìm.


Qua tìm kiếm, các công nhân phát hiện thi thể anh Lê Tấn Tài (26 tuổi, quê Mỏ Cày, Bến Tre) là tổ trưởng tổ mủ tạp của nhà máy nằm dưới bể xử lý thải. Đến 2g30, công nhân nhà máy vớt được xác của anh Tài lên. 


Sau đó, mọi người lại bàng hoàng phát hiện thêm xác của ông Nguyễn Sơn Hải (42 tuổi, ngụ H. Tân Biên, Tây Ninh) là phó quản đốc của nhà máy và ông Phạm Quốc Trọng (33 tuổi, TP Tây Ninh) là tổ trưởng tổ cơ khí cùng nằm dưới cống của đập xả tràn giữa hai hồ chứa nước thải.


Vụ việc được báo lên cơ quan chức năng huyện và tỉnh. Ngay lập tức lãnh đạo công an tỉnh và các cơ quan chức năng đã đến triển khai lực lượng cứu hộ cứu nạn xuống hồ xử lý thải để đưa xác hai nạn nhân lên.


Tại hiện trường, khu vực chứa nước thải của công ty TNHH Hòa Hiệp Hưng có đập xả tràn ngăn giữa hai hồ nước thải, bên dưới đập xả tràn là cống rộng đường kính chưa đầy một mét.


Nước của hai hồ xả thải cạn nhưng thi thể của anh Trọng nằm trong cống nhô ra phần đầu và hai tay ở đầu cống.


Đến 8g15 sáng nay 7-9, cơ quan chức năng đã hoàn tất thủ tục đưa thi thể các nạn nhân bị kẹt dưới cống lên bờ để đưa về bệnh viện đa khoa huyện Tân Biên khám nghiệm tử thi.


Nguyên nhân ban đầu được xác định các nạn nhân chết do ngạt. Hiện cơ quan điều tra công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Ống cống nơi tìm thấy thi thể nạn nhân

 Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
Read more…

Không lo phá rừng nhờ trồng bo bo

10:45 |
Tại huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), tình hình thu mua hạt cây bo bo diễn ra khá sôi động.
Do bo bo được giá, không quá khó trồng nên bà con nơi đây chẳng ngần ngại nhân rộng diện tích. Bo bo là loại cây mọc tự nhiên ở Kỳ Sơn, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Tây Sơn, Bảo Nam, Mường Lống và Huồi Tụ.
Ông Vừ Xái Chù, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Sơn khẳng định: “Từ vài năm trước, người dân lên rừng khai thác hạt bo bo nên dần cạn kiệt. Các hộ trong xã được Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn hỗ trợ trồng dặm 15 ha bo bo ở những nơi rừng mọc thưa.
Phòng NN-PTNT huyện cũng rất tích cực hỗ trợ người dân đầu tư trồng 30 ha bo bo dưới tán rừng pơmu. Đồng thời khuyến cáo mọi người tích cực bảo vệ diện tích bo bo tự nhiên, không được chặt phá rừng để trồng bo bo tự phát”.
Ông Nguyễn Quốc Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn cũng có chung quan điểm: “Ở đâu thì tôi không biết, chứ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn không có chuyện phá rừng trồng cây bo bo”.
Theo ghi nhận của PV, các gia đình sống tại các bản Huồi Mú, Huồi Ức 1 (xã Huồi Tụ) khi trồng bo bo đều được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc để cây phát triển và cho hiệu quả lâu dài…
 Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Quảng Ninh thiệt hại nặng nề sau bão số 3

10:36 |
Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện 147 nhà đã bị tốc mái; đổ 20 cột điện, 1 cột ăng-ten truyền hình tại xã Quảng Long (Hải Hà); cháy 2 trạm biến áp; trên 5.000ha lúa, hoa màu bị đổ, gãy gập; nhiều cây xanh và tài sản khác bị đổ, hư hỏng… Ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 20 tỷ đồng.
Từ 21h15 đêm 16.9, bão số 3 đã đổ bộ vào đất liến khu vực huyện Hải Hà và Đầm Hà, với sức gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 11. Các địa phương khác trên địa bàn tỉnh có gió cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Hoàn lưu sau bão còn kéo dài đến ngày 17.9. Toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, lượng mưa từ 19h ngày 16.9 đến 4h ngày 17.9 phổ biến từ 20-70mm.
                                                                                                                                                                                  Tấm tôn lớn bị giật tung, văng ra đường phố ở TP.Móng Cái.

                                    Tấm tôn lớn bị giật tung, văng ra đường phố ở TP.Móng Cái.
Móng Cái được ghi nhận là thiệt hại nặng nhất với gần 1.000ha lúa mùa chính vụ đang vào hạt và trà lúa muộn đang làm đòng, trổ bông bị gãy gập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của 9 xã nông thôn mới và 5 phường nông nghiệp; nhiều cây cối bị gãy đổ; 10 cột điện bị đổ; 2 nhà bị tốc mái ở địa bàn xã Hải Xuân và phường Hòa Lạc. Ngoài ra còn có một số thiệt hại khác như: Nổ 1 trạm biến áp của trụ sở Thành ủy và UBND TP.Móng Cái; một số khách sạn và nhà dân bị vỡ cửa kính. Ước thiệt hại ban đầu trên 5 tỷ đồng.
Khoảng 23h ngày 16.9, bão số 3 đã đánh sập hoàn toàn 3 ngôi nhà ở Tiên Yên của ông Lý Văn Ba, thôn Khe Cát và ông Chiếng Tái Múi, thôn Đồi Chè, đều thuộc xã Hải Lạng và 1 hộ  khác nhưng chưa xác định rõ được danh tính. Rất may, những người sống trong 3 ngôi nhà trên đã được sơ tán đến nơi tránh trú an toàn từ trước đó. Tại Đầm Hà, bão cũng làm 3 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.
Thông kê của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sáng nay (17.9) thì toàn tỉnh hiện đã có 147 nhà tốc mái; đổ 20 cột điện, 1 cột ăng-ten truyền hình tại xã Quảng Long (Hải Hà); cháy 2 trạm biến áp; trên 5.000ha lúa, hoa màu bị đổ, gãy gập; nhiều cây xanh và tài sản khác bị đổ, hư hỏng. Ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 20 tỷ đồng. 
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

CHÂU Á SẼ BỊ NHẤN CHÌM ?

09:26 |
 Những sông băng tưởng chừng vĩnh cửu ở Tây Tạng dường như đã “nóng lên” tối đa. Trong 2.000 năm qua, nhiệt độ của nguồn nước chính dành cho cư dân khu vực Á châu đã nóng lên đến cột mốc chưa từng thấy trong lịch sử, theo VOA.
Song hành là nhịp độ nước dâng lên trong nửa thế kỷ cũng đã gấp hai lần mức trung bình của thế giới, – như thông báo của các chuyên viên thuộc Viện Nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng của CHND Trung Hoa. Theo quan điểm của các nhà khoa học, tình trạng đó tạo nguy cơ sa mạc hoá địa bàn và giáng nhiều thiên tai khác cho toàn thể cư dân của khu vực châu Á.
Trên cao nguyên Tây Tạng là nơi khởi nguồn những con sông lớn của châu Á là Dương Tử và Hoàng Hà, sông Brahmaputra và đường phân thủy mênh mông của Đông Dương là sông Mekong.
Khu vực băng vĩnh cửu thuộc Tây Tạng (Ảnh: East News/Xinhua/Chogo)
Khu vực băng vĩnh cửu thuộc Tây Tạng (Ảnh: East News/Xinhua/Chogo)
Theo tư liệu của các nhà khoa học, trong vòng 30 năm qua, các sông băng của Tây Tạng đã mất đi 8.000 km vuông diện tích, tức là 15% tổng khối đá băng. Nếu cứ thế tiếp diễn xa hơn, thì cảnh tượng chẳng xa sẽ là thường xuyên có lũ lụt tàn phá và lở đất.
Không ngẫu nhiên mà tại cuộc họp vào mùa xuân này ở Yokohama về biến đổi khí hậu, các chuyên gia Liên Hợp Quốc đã nêu ra kịch bản đại hồng thủy tận thế. Dự đoán cái chết của hàng triệu cư dân các khu vực ven biển châu Á do lũ lụt, nạn đói do năng suất ngũ cốc thấp kém – như là hệ quả phá hoại của thiên tai với nước.
Những con số ấn tượng đã được đưa ra như đến năm 2050, năng suất các vụ mùa ngô, thóc gạo và lúa mì có thể giảm 25%, trong khi dân số thế giới sẽ tăng thêm đến 9 tỷ người. Nhưng đó chưa phải là tất cả – chờ đợi các cư dân vùng nhiệt đới ​​sẽ là cảnh khan hiếm cá tôm, bởi nhiều loài thủy sinh di cư đến phương Bắc có môi trường nước ấm áp.
Theo dự báo, việc khai thác hải sản có thể giảm một nửa. Tiếp theo, tình trạng thiếu thốn dự trữ nước và lương thực thực phẩm chắc chắn sẽ gây ra xung đột giữa các quốc gia và dân tộc. Mà đó là chiến tranh, cái chết và sự hủy diệt.
Tuy nhiên, chúng ta có thể sẽ không phải xem bộ phim kinh dị này vì rằng những thay đổi trong tình hình sông băng ở Tây Tạng vẫn mang tính cục bộ và có lẽ là nhất thời, như ý kiến của ông Aleksandr Yulin Trưởng phòng thí nghiệm chế độ băng hà của Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài “Tiếng nói nước Nga”.
“Thảm băng khổng lồ nhất trên hành tinh chúng ta hiển nhiên là Greenland. Và chỉ những thay đổi đáng kể của dòng sông băng kỳ vĩ này có thể ảnh hưởng làm biến đổi khí hậu Trái đất. Còn sự thay đổi trong các sông băng của hệ thống núi cao thuần túy mang tính cục bộ mà thôi. Chẳng có gì đáng sợ. Tất nhiên, trong năm nay có thể xảy ra lũ lớn. Đáng tiếc là có thể có nạn nhân thương vong. Nhưng thay đổi khí hậu như vậy không mang bản chất toàn cầu”.
Dù sao chăng nữa, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn kêu gọi Chính phủ nước mình hoạch định biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Có phương án đổ lỗi cho lớp muội tích đọng trên mặt băng do sử dụng đại trà biện pháp đốt than làm nhiên liệu. Lớp muội này dường như dẫn đến gia tăng độ hấp thụ ánh sáng mặt trời, và do đó, gây tan chảy băng giá trên các ngọn núi Tây Tạng. Đó chỉ là giả thiết không vững lắm, bởi trong thế kỷ trước, khi bắt đầu phát động công nghiệp hóa, thì người ta đốt than nhiều hơn, còn bây giờ ngày càng chuyển sang khí gas khá thân thiện với môi trường. Khi đó, lượng thải CO2 lớn hơn đáng kể, mà những đỉnh cao Tây Tạng vẫn trắng tinh không bị thiệt hại, – chuyên gia Nga nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông, những thay đổi trong khu vực không gắn trực tiếp với hoạt động của con người.
“Quí vị nhớ chứ, cách đây 30 năm từng có hạ thấp nghiêm trọng trong mức nước biển Caspi và biển Aral. Và sau đó thay đổi chu kỳ khí hậu, tất cả mọi thứ trở lại như cũ. Bây giờ nước biển Caspi đã tăng đến mức trước đó. Còn lở đất như xảy ra ở Nhật Bản bây giờ, tất nhiên là tai họa trên quy mô khu vực và không dính dáng gì đến tình trạng khí hậu”.
Có tần suất nhất định về việc những hiện tượng đó liên quan đến khí hậu, – Trưởng Phòng thí nghiệm Chế độ băng hà tại Viện nghiên cứu Nam cực và Bắc cực (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét. Những thể loại thiên tai khác nhau – bão, lốc xoáy, lũ lụt – thực sự đang xảy ra một cách thường xuyên hơn… Nhưng chỉ vào thời kỳ ấm áp trong năm. Mùa lạnh không có gì thay đổi. Tất cả vẫn y như 100, 200 năm trước đây và xa hơn nữa.

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

09:06 |

Trước khi đi vào thành lập một dự án thì tất cả các công ty, doanh nghiệp tùy từng quy mô bắt buộc phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lập cam kết bảo vệ môi trường  (chi tiết quy định tại Nghị định 29/2011/ BTNMT và thông tư 26/2011/ BTNMT).

Vậy để giúp các quý doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lập cam kết bảo vệ môi trườngcông ty môi trường Minh Việt chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất và chính xác nhất về cách lập cam kết bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

-Theo quy định tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:   
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phảilập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Phạt tiền từ 200.000.000-250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
       1.  Các bước thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường:
  1. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan.
  2. Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn….phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  3. Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  4. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  5. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
  6. Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
       2.  Các văn bản pháp luật có liên quan:
  • Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
  • Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  • Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
       3.  Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
      3.1.  Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:
  • Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011 TT- BTNMT.
  • Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.
        3.2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:
  • Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này;
  • Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
         3.3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư 26/2011 TT – BTNMT, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2.
Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.
        3.4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2
Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó.
Các quý công ty, doanh nghiệp nào chưa lập cam kết bảo vệ môi trường hay gặp những khó khăn trong quá trình lặp thì hãy liên hệ với công ty môi trường Minh Việt chúng tôi.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động và tập hợp đội ngũ giảng viên đến từ tất cả các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam, chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường uy tín nhất, nhanh gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Theo nguồn: moitruongmivitech.com


Read more…

Hot