QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM

13:13 |

Nước thải trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám chiếm 80% là nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên bệnh viện. Ngoài ra, 20% còn lại là nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ.

Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải y tế gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động – thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải Bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, dịch tả,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Screen Shot 2014 08 08 at 10.36.35 Hệ thống xử lý nước thải phòng khám

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải phát sinh theo mạng lưới thoát nước chảy vào hố gom của bệnh viện. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải phòng khám, các giỏ tác rác được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, Sau đó nước thải tự chảy sang bể điều hòa của HTXL, bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua thiết bị oxi hóa (peroxone), tại thiết bị này hóa chất oxi hóa là H2O2được cho vào, song song thiết bị cấp Ozon cấp liên tục khí O3 đồng thời motor khuấy trộn mạnh giúp tăng nhanh quá trình phản ứng.
Cả O3 và H2O2 là hai chất oxi hóa mạnh các chất hữu cơ cũng như các chất khó phân hủy sinh học, tuy nhiên quá trình oxi hóa trong hệ và O3 – H2O2 còn được thực hiện gián tiếp thông qua gốc *OH.
Cơ chế hình thành:
H2O2 + 3O3 -> 2 *OH + 3O2
*OH là một tác nhân oxy hóa mạnh nhất trong các tác nhân oxy hóa từ trước tới nay, có khả năng oxy hóa không lựa chọn với mọi hợp chất hữu cơ, cả những chất khó phân hủy hoặc không phân hủy sinh học, biến chúng thành những hợp chất vô cơ như CO2, H2O, các axit vô cơ… quá trình Peroxone có thể tiến hành trong điều kiện pH trung tính.
Sau quá trình oxi hóa nâng cao, các chất hữu cơ và các chất khó phân hủy được oxi hóa triệt để, cũng như các vi khuẩn và vi trùng truyền nhiễm gây bệnh cũng được khử trùng nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực với hệ vật liệu lọc là cát , sỏi nhằm loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng còn lại trong nước thải y tế. 
Nước sau quá trình xử lý đạt tiêu chuẩn cột A QCVN 28:2010/BTNMT.
Cặn từ quá trình oxi hóa và quá trình rửa lọc của thiết bị lọc áp lực được xả về bể chứa bùn, phần nước từ bể chứa bùn sẽ tuần hoàn về bể gom tiếp tục quá trình xử lý, phần bùn định kỳ được hút bỏ bởi đơn vị có chức năng mang đi xử lý đúng quy định.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Read more…

" Công nghệ " sản xuất giấy chùi miệng cực bẩn

13:05 |
Phong Khê và Phú Lâm được coi là hai làng tái chế giấy lớn nhất ở miền Bắc, với hơn 95% hộ dân trong làng tham gia sản xuất, 200 doanh nghiệp lớn nhỏ, cung cấp ra thị trường mỗi năm ước đạt 300.000 tấn giấy. Thế nhưng “công nghệ” sản xuất ở đây hết sức độc hại.

  
Cơ sở tái chế giấy - Ảnh minh họa
Làng Phong Khê thuộc P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh còn làng Phú Lâm thuộc xã Phú Lâm, H.Tiên Du, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.
 
Trong vai một người đi nhập giấy ăn về phân phối cho các quán ăn trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi tiếp cận cơ sở của ông Đ. ở làng Phong Khê. Theo lời ông này, cơ sở của ông thuộc loại có tiếng ở làng, bình quân mỗi ngày sản xuất cả chục tấn giấy các loại.
 
“Cần tới 1,3 tấn giấy thải loại thì mới có thể tái chế được thành 1 tấn giấy ăn thành phẩm. Do vậy, để có đủ nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh được với các cơ sở khác trong làng, bạn  hàng cũng như thị trường thu gom giấy thải loại của tôi rải khắp trong Nam ngoài Bắc”, ông Đ. khoe.
 
Tiết lộ của người thu mua đồng nát
 
“Các anh đừng có tưởng giấy ở quán ăn, sau khi khách lau chùi, bám bẩn đen sì, ném dưới nền nhà là vứt đi đâu nhé. Chính loại giấy này dân Phong Khê và Phú Lâm mới kết, bởi vì bản thân chúng đã trắng sẵn rồi, quá trình tái chế đỡ tốn công, cũng như mất ít hóa chất hơn”, bà Trần Thị Loan (42 tuổi, ngụ tại thị trấn Chờ, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chủ một cơ sở chuyên thu mua đồng nát, tiết lộ.
 
Theo bà Loan, thường thì những quán nhậu, cửa hàng ăn… cho không cánh đồng nát số giấy đã lau chùi. Tuy nhiên, sau khi thu gom, chúng sẽ được đem bán lại cho cơ sở của bà Loan với giá 1.000 – 1.500 đồng/kg. Mỗi ngày có hàng chục lượt xe thồ, xe ba gác chở giấy thải đổ hành cho cơ sở bà Loan, trước khi chúng được gom thành kiện đưa tới các lò tái chế ở Phong Khê và Phúc Lâm.
 
“Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hô hấp, bệnh về da và mắt”. (PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh)
 
Ông N., chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, cũng thừa nhận giấy ăn “made in Phúc Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Điều này khác hoàn toàn với loại giấy ăn sử dụng nguyên liệu từ các nguồn gỗ, tre, trúc.
 
Không chỉ lò của gia đình ông N., mà nhiều lò khác ở Phúc Lâm, quá trình tái chế giấy ăn cũng bỏ qua các bước nhằm tách tạp chất, bụi bẩn, khử hóa chất. Theo các chủ cơ sở, thực tế này bắt nguồn từ việc thiếu máy móc và để giảm chi phí trong sản xuất. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất. Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mùn cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.
 
Quy trình sản xuất giấy cho phép việc sử dụng xút và javen.Tuy nhiên, nếu sản xuất từ nguyên liệu sạch như tre, nứa, gỗ và bột bả mía thì chỉ cần sử dụng một lượng rất nhỏ hóa chất javen và xút là ổn.Trong khi đó, ở Phong Khê và Phúc Lâm, loại hóa chất này đã bị các cơ sở tái chế giấy lạm dụng quá mức.
 
Chủ một lò tên Hoa ở Phong Khê phân tích: “Bình thường 1 tấn giấy phế phẩm trắng cũng phải mất 9kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu… phải tốn 10 kg xút và 40 lít javen. Ở đây chẳng ai là không biết xút và javen độc hại với sức khỏe con người. Nhưng đã tái chế giấy thải thì bắt buộc phải dùng, giấy càng đen, càng bẩn, lượng xút và javen càng nhiều.
 
Vòng tuần hoàn của hóa chất cực độc

kinh hoang giay chui mieng hinh anh 3
 Bột giấy thải được ngâm trong bể chứa hóa chất xút và Javen
 
Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công Nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. “Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt”, TS Thịnh nói.
Theo PGS-TS Lê Văn Cát – Trưởng phòng Hóa môi trường thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), việc sử dụng quá nhiều hóa chất và nguồn nước ô nhiễm khiến quá trình sản xuất giấy sẽ sinh ra chất hữu cơ clo trong không khí và sản phẩm. Điều này rất nguy hại vì chất hữu cơ clo chính là chất gây ung thư.
Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên trưởng xóm Hạ Giang (xã Phú Lâm) – người từng có hơn 9 năm mang đơn đi kiện các cơ sở, doanh nghiệp tái chế giấy do có hành vi xả thải khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng, bức xúc kể:“Nước thải từ lò giấy thấm ra tới đâu, lúa và hoa màu héo úa tới đó. Cả chục ki lô mét của sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn huyện Yên Phong, Tiên Du và TP.Bắc Ninh giờ đã thành sông chết, không cá tôm nào có thể sống nổi”.
 
Theo chân ông Bảy đến bờ sông Ngũ Huyện Khê, chúng tôi cũng đã chứng kiến những miệng cống lớn được đấu nối với lò giấy để xả thẳng dòng nước thải nồng nặc hóa chất ra sông.
Bác Hoàng Đắc San – Trạm trưởng Trạm y tế P.Phú Lâm, cho biết: “Người dân làng nghề mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da không đếm nổi. Số ca tử vong vì ung thư năm sau luôn tăng hơn năm trước. Từ năm 2012 – 2014, số ca tử vong do ung thư từ 10 -12 người”.
Môi trường “luôn ở mức nghiêm trọng”
Trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng môi trường” của SởTài nguyên – Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã nêu: Những điểm lấy mẫu ô nhiễm đều thể hiện có các thông số COD, BODs, TTS, Fe, amoni vượt quy chuẩn V.N từ 5 lần trở lên.
Ông Lê Văn Tấn – Phó chủ tịch P.Phong Khê (TP.Bắc Ninh) cũng thừa nhận, môi trường Phong Khê trong nhiều năm qua luôn ở mức nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã thành lập tổ công tác liên ngành, bao gồm cả lực lượng công an tỉnh và công an TP nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải. Tuy nhiên, dù tổ chức công tác liên ngành này có lập chốt, kiểm soát thì trên thực tế, chúng tôi vẫn phát hiện các cơ sở ngang nhiên đốt lò, phả khói đen sì ngay giữa khu dân cư, nước thải lẫn hóa chất độc hại vẫn xả thẳng ra môi trường.
 
Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Bắc Ninh) nhưng chỉ nhận được câu trả lời từ trực ban là lãnh đạo đi vắng.
 
Người chùi miệng hít vi khuẩn độc
 
Theo PGS-TS Lê Văn Cát, trong quá trình tái chế giấy thải loại lại lạm dụng liều lượng hóa chất, sử dụng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng nên phát sinh vi khuẩn khẩn E.coli, chất formaldehyde. Khi hít phải E.coli, formaldehyde với liều lượng lớn và trong thời gian dài sẽ gây tiêu chảy, các bệnh về nhiễm trùng máu, suy thận, hoặc các căn bệnh liên quan tới ung thư. Ngoài ra, người tiêu dùng khi bị nhiễm chất hữu cơ clo sinh ra trong quá trình tái chế giấy cũng có thể bị mắc các loại bệnh về ung thư.
 
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHÁCH SẠN

14:12 |

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý rác thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của khách hàng và công nhân viên.
  • Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai sinh hoat khu resort Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ:
Như đã khảo sát và phân tích ban đầu, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:
  • Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Khách sạn.
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.
Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank
Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.
Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu resort cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Read more…

CUỘC SỐNG 2 NĂM KHÔNG CẦN " THÙNG RÁC " CỦA CÔ GÁI TRẺ YÊU MÔI TRƯỜNG

14:07 |
Bạn có hình dung ra cuộc sống mà không có thùng rác sẽ thế nào? Vậy mà Lauren, cô gái 23 tuổi ở New York đã có 2 năm sống mà không tạo ra rác thải!
Lauren đã sống hai năm nói không với đồ nhựa, nilon và các sản phẩm đóng gói

Chia sẻ trên một blog cá nhân, cô gái trẻ Lauren đã kể về 2 năm nói không với rác của mình.

Tôi yêu thiên nhiên, không thích đồ nhựa

23 tuổi, sống ở New York, tôi là Lauren, một cô gái bình thường. Nhưng tôi khác những cô gái cùng trang lứa vì tôi đã sống 2 năm ở đây mà không có thùng rác nào quanh nhà. Chắc bạn nghĩ là tôi là một cô gái hippie, hay là một kẻ nói dối. Nhưng không, sự thực là như vậy, tôi không xả rác.

3 năm về trước, tôi đã manh nha bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề này khi làm việc trong Viện Nghiên cứu môi trường tại ĐH New York và là chủ tịch một câu lạc bộ chuyên tổ chức các hội thảo hàng tuần về chủ đề môi trường. Về cơ bản, trong mắt mọi người, tôi là một cô gái sùng bái những gì thuộc về thiên nhiên, hướng đến sự bền vững của môi trường.

Trong một lớp học của tôi, có một sinh viên luôn mang túi nhựa có chứa một vỏ sò đầy thức ăn, một nhai nước nhựa, dao kéo nhựa và một túi khoai tây chiên. Sau buổi học, cô ấy ném tất cả vào thùng rác và điều này đã khiến tôi thực sự tức giận. 

Một ngày, tôi đặc biệt thất vọng sau khi rời lớp học, đi về nhà để làm bữa tối và cố gắng quên cô ấy đi. Thế nhưng khi tôi mở tủ lạnh của mình, tôi lập tức muốn hóa đá. Tôi nhận ra tất cả những thực phẩm trong tủ lạnh của mình  tôi cách này hay cách khác, đều được đóng gói bằng nhựa.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấu bản thân mình và thực sự nhận ra rằng tôi là một cô gái yêu thiên nhiên chứ không phải là cô gái yêu nhựa. Và tôi quyết định loại bỏ tất cả những gì bằng nhựa khỏi cuộc sống của mình.

Bỏ nhựa nghĩa là loại bỏ tất cả những sản phẩm đóng gói, kể cả kem đánh răng. Tôi đâm ra bối rối không biết bắt đầu từ đâu và phải nghiên cứu rất nhiều trên internet. Một ngày nọ, tôi tình cờ đọc một blog tên là Không chất thải ở nhà kể về cuộc sống của bà mẹ hai con, sống một cuộc sống không rác ở California.

Tôi nghĩ “Nếu một gia đình 4 người có thể sống một cuộc sống không có rác thì tôi, một cô gái chỉ sống một mình ở New York, tôi chắc chắn cũng có thể làm được”. Vì thế tôi đã có bước nhảy vọt.

Phải chiến đấu với chính bản thân

Trước tiên, tôi ngừng mua các sản phẩm đóng gói và bắt đầu mang theo túi của mình để đựng tất cả những sản phẩm mua từ siêu thị. Tôi ngừng mua quần áo mới và chỉ mua quần áo cũ. Tôi tự làm những sản phẩm liên quan đến việc làm đẹp và chăm sóc cá nhân. Tôi cắt giảm đáng kể bằng cách bán, tặng, hay cho đi những thứ không cần thiết trong cuộc sống như 10 chiếc quần jean mà tôi đã không mặc từ thời trung học và một đống những mặt hàng trang trí mà tôi không biết sử dụng vào dịp nào nữa.

Quan trọng nhất là tôi bắt đầu lên kế hoạch cho những tình huống có khả năng lãng phí. Tôi bắt đầu nói “Không” với những thứ như ống hút trong món coctail khi uống trong quán bar, để lại túi giấy hay nhựa tại các cửa hàng và biên lai.

Dĩ nhiên, quá trình chuyển đổi này không phải xảy ra một ngày một đêm mà tốn gần cả một năm và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Phần khó khăn nhất là chiến đấu với chính mình để sống một một cuộc sống phù hợp với quan điểm sống của tôi.

Để tiết kiệm, khỏe mạnh, hạnh phúc hơn

Sau thời gian này tôi nhận ra cuộc sống của tôi có khá nhiều màu hồng khi tôi không dùng thùng rác nữa: Tôi tiết kiệm tiền, ăn uống lành mạnh và cảm thấy hạnh phúc hơn. Bắt đầu từ câu chuyện môi trường, nhưng tôi đã nhận được nhiều hơn thế.

Giờ đây tôi có một danh sách thực phẩm khi tôi đi mua sắm, nghĩa là nó được chuẩn bị và tôi không phải vớ phải một món hàng đắt tiền nào đó một cách bốc đồng. Ngoài ra, mua thực phẩm với số lượng lớn nghĩa là không phải trả thêm khoản tiền để đóng gói. Còn tủ quần áo của tôi, tôi không mua quần áo mới mà chỉ mua đồ cũ và chỉ mua ở những đợt giảm giá lớn.

Kể từ khi tôi mua các thực phẩm không đóng gói, những thực phẩm không lành mạnh của tôi đã được hạn chế rất nhiều. Thay vào đó, tôi ăn nhiều trái cây, rau hữu cơ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu cũng như các loại thực phẩm theo mùa.

Trước khi tôi chấp nhận lối sống không lãng phí tôi thường điên tiết với chính mình khi rời siêu thị về nhà mà không mua sắm đúng món hàng mình muốn, luôn ăn thức ăn chế biến sẵn. Giờ đây, một tuần điển hình của tôi luôn có một chuyến đi mua sắm tất cả những thứ mình cần đã được lên danh sách trước. Tôi không còn căng thẳng nữa vì luôn mua đúng những gì mình cần. Đời thay đổi khi ta thay đổi, quả không sai.

Trước đây, tôi đã không bao giờ có thể hình dung được việc sống không rác thải như thế nào, tuyệt vời ra sao? Nhưng tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời. Giờ đây tôi đã bắt đầu một công ty của riêng mình, nơi tôi tự tay làm và bán những sản phẩm mà tôi đã học cách tự sản xuất trong hai năm qua.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Tăng cường quản lý thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam

10:45 |

Nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sáng nay (25/11), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo "Xây dựng chính sách, pháp luật về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam."

Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bùi Cách Tuyến, những năm gần đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, đi cùng với tốc độ phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin thời gian qua cũng đang là thách thức không nhỏ đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng và thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ.
Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg, từ ngày 1/1/2015 các sản phẩm thải bỏ như ắc quy và pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc sử dụng cho người, dầu nhớt, mỡ bôi trơn sẽ bị thu hồi và xử lý theo nội dung. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ phải có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý...
Như vậy, thời điểm cho việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã rất cận kề, tuy nhiên tại buổi hội thảo diễn ra sáng nay nhiều doanh nghiệp cho biết trong quá trình thiết lập hệ thống thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ họ gặp không ít băn khoăn. Đại diện Công ty Panasonic nêu ví dụ: Nếu một người chuyên thu gom đồ điện tử, trước khi đưa đến công ty những sản phẩm thu hồi thì chính người thu gom này đã lấy đi những thành phần quan trọng, có giá trị nhất trong sản phẩm đó như cuộn lõi dây đồng chẳng hạn. Điều này có nghĩa là người thu gom mang tới sản phẩm không hoàn chỉnh thì nhà nhập khẩu/sản xuất có thể từ chối tiếp nhận hay không? Hay vấn đề công ty có rất nhiều tầng lớp nhà phân phối khác nhau, vậy khi công ty báo cáo kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm tới Tổng cục Môi trường thì chỉ báo cáo về nhà phân phối trực tiếp của mình (hàng phân phối thứ nhất) có được hay không?...
Ông Phạm Hồng Quân, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam cho hay: Dầu thải và ác quy là những mặt hàng có giá trị và có thể bán cho những cơ sở vận chuyển và đơn vị xử lý bất hợp pháp. Đây đang là dòng lưu chuyển chính của việc tái chế hiện nay ở Việt Nam. Các cơ sở bất hợp pháp (vận chuyển và nhà cung cấp) có giá thu mua cao hơn so với cơ sở thu gom và xử lý được cấp phép. Tình trạng này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định…
Những vướng mắc trên của doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp.
Cũng theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg thì từ ngày 1/1/2016 sẽ thu hồi và xử lý máy sao chụp giấy, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt và săm, lốp các loại thải bỏ. Tiếp đến, các loại phương tiện giao thông như xe môtô, xe gắn máy, xe ôtô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018.
Theo báo congthuong.com.vn

Read more…

BỨC XÚC TỪ KHAI THÁC MỎ!

14:38 |
Tình trạng cấp phép khai thác mỏ đá, cát xây dựng và gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, hớn 180 hộ dân sống tạu xã Bình Lợi, Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã liên tục gửi đơn lên Chính Phủ, Bộ NNPTNT  và Bộ TN & MT khiếu nại quyết định cấp phép khai thác mỏ đá Bình Lợi trên địa bàn.
Mất diện tích lúa vì khai thác mỏ.
Mỏ đá Bình Lợi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt có diện tích 40 ha (trong đó hơn 21,2 ha đất trồng lúa) hiện đang trong giai đoạn thu hồi đất do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam TNHH MTV (IDICO) làm chủ đầu tư. Theo các hộ dân, khu vực mỏ đá Bình Lợi được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2011, cấp phép xây dựng vào giữa năm 2012. 
Giữa tháng 3-2014, các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch được mời đến nghe kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Khi thực hiện dự án này, đơn vị khai thác phải đầu tư hệ thống băng chuyền để vận chuyển sản phẩm từ mỏ ra bến thủy nội địa, không vận chuyển bằng đường bộ. Chủ đầu tư cũng sẽ thực hiện đắp bờ bao, trồng hàng rào cây nhằm hạn chế tối đa bụi và tiếng ồn.
Mỏ đá sau khai thác không được phục hồi tạo thành hố sâu nguy hiểm (Ảnh: Xuân Hoàng/nld.com.vn)
Mỏ đá sau khai thác không được phục hồi tạo thành hố sâu nguy hiểm
Tuy nhiên, người dân xã Bình Lợi không bằng lòng với chủ trương khai thác khoáng sản tại đây vì trên địa bàn tỉnh hiện đã có hàng chục mỏ đá. Bên cạnh đó, khu vực dự tính khai thác có hơn 20 ha đất lúa, sát đó là làng bưởi Tân Triều. Theo người dân, việc khai thác khoáng sản diễn ra rầm rộ lâu nay ở các khu vực núi đá, giờ đây không hiểu tại sao lại lấn sang cả vùng đất trũng ven sông, nằm sát bên TP. “Chúng tôi không rõ lợi ích từ việc khai thác tài nguyên cần thiết đến mức nào nhưng rõ ràng việc khai thác tràn lan đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến môi trường, đó là chưa kể theo quy định, việc thu hồi từ 20 ha đất trồng lúa trở lên thì phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ” – ông Huỳnh Minh Quan – ngụ ấp 2, xã Bình Lợi – nói.
Khai thác tràn lan
Đồng Nai là địa bàn được đánh giá có tiềm năng khoáng sản lớn với trữ lượng hàng triệu tấn. Hiện có 41 mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác trên tổng diện tích hơn 1.400 ha, trong đó các mỏ tập trung chủ yếu ở địa bàn TP Biên Hòa, huyện Thống Nhất và huyện Vĩnh Cửu.
Việc khai thác cùng lúc nhiều mỏ đá xung quanh TP khiến cuộc sống người dân đảo lộn, môi trường bị ô nhiễm nặng.
Trong những lần đi thực tế tại khu vực các mỏ đá, chúng tôi đều bắt gặp cảnh người dân than thở, phản ứng. Không than thở sao được khi nhà cửa bị nứt; bàn ghế, giường chiếu, cây vườn bám đầy bụi; ra đường nơm nớp lo tai nạn. “Nhà tôi gần mỏ đá nên thường xuyên chịu cảnh ồn ào, hít bụi nhiều quá nên mắc bệnh viêm xoang, các con tôi cũng bị bệnh về hô hấp. Không hiểu quy hoạch khai thác kiểu gì mà tràn lan khắp nơi” – bà Lê Thị Dung – ngụ xã Hóa An, TP Biên Hòa – ngao ngán.
Những năm qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng đã nhiều lần lên tiếng về việc xem xét, điều chỉnh tình trạng khai thác khoáng sản và phục hồi môi trường hậu khai thác tại địa phương. Thời gian gần đây, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ mới có động thái khi phê duyệt 90 khu vực không được đấu giá quyền khai thác khoáng sản với mục đích bảo vệ môi trường.
MXD

Read more…

Công nghệ xử lý khí thải lò hơi

08:54 |

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

xu ly khoi thai nha may Xử lý khí thải lò hơi

Xử lý khí thải lò hơi là bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất sử dụng lò hơi đốt bằng củi, đốt bằng than đá, bằng dầu FO… vì lượng khí thải của các lò hơi này không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ THẢI LÒ HƠI

Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là củi gỗ, than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khói thải của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng.

1.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT CỦI

Khí thải lò hơi có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 150oC, phụ thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí. Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 20oC. Lượng bụi tro có trong khí thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tớ 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT THAN ĐÁ

Khí thải lò hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than ≅ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít Quảng Ninh lượng khí thải khi đốt 1 kg than là V020 ≈ 7,5 m3/kg. Bụi trong khí thải lò hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau, từ vài micrômét tới vài trăm micrômét. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ phân bố các loại hạt bụi ở các khoảng đường kính trung bình (Dtb) của lò đốt than như trong bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ phân bố các loại hạt bụi ở lò đốt than: xử lý khói thải lò hơi
Dtb(μm)0÷1010≈2020≈3030≈4040≈5050≈6060≈8686≈100>100
%3343437667

 1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU F.O

Trong khí thải lò hơi đốt dầu F.O người ta thường thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng. Tải lượng ô nhiễm của dầu F.O :

a- Lượng khí thải :

Lượng khí thải khi đốt dầu F.O ít thay đổi. Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg, Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : VC20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.

b- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải :

Với dầu F.O đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng 2 :
Bảng 2. Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu F.O trong điều kiện cháy tốt: xử lý khí thải lò hơi
CHẤT GÂY Ô NHIỄMNỒNG ĐỘ (mg/m3)
SO2 và SO35217 -7000
CO50
Tro bụi280
Hơi dầu0,4
NOx428

2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHÍ THẢI LÒ HƠI

2.1. CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI LÒ HƠI:

Bảng 3. Các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi:
LOẠI LÒ HƠICHẤT Ô NHIỄM
Lò hơi đốt bằng củiKhói + tro bụi + CO +CO2
Lò hơi đốt bằng thanKhói + tro bụi + CO +CO2 + SO2 +SO3 + NOx
Lò hơi đốt bằng dầu F.OKhói + tro bụi + CO +CO2 + SO2 +SO3 + NOx

2.2. QUY CHUẨN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÍ THẢI LÒ HƠI:

Bảng 4 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp QCVN 19-2009/BTNMT:
TTThông sốNồng độ C (mg/Nm3)
AB
1Bụi tổng400200
2Bụi chứa silic5050
3Amoniac và các hợp chất amoni7650
4Antimon và hợp chất, tính theo Sb2010
5Asen và các hợp chất, tính theo As2010
6Cadmi và hợp chất, tính theo Cd205
7Chì và hợp chất, tính theo Pb105
8Cacbon oxit, CO10001000
9Clo3210
10Đồng và hợp chất, tính theo Cu2010
11Kẽm và hợp chất, tính theo Zn3030
12Axit clohydric, HCl20050
13Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF5020
14Hydro sunphua, H2S7,57,5
15Lưu huỳnh đioxit, SO21500500
16Nitơ oxit, NO(tính theo NO2)1000850
17Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO220001000
18Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO310050
19Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO21000500

Cột A quy định đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014
Cột B quy định đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM, XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI
3.1. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
 Ngoài các biện pháp công nghệ, các biện pháp quản lý cũng đem lại hiệu quả rất lớn trong việc ngăn ngừa ô nhiễm khi sử dụng lò hơi. Ở quy mô tiểu thủ công nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau :
1. Không bố trí ống khói lò hơi ở các vị trí bất lợi như ở phía trên gió đối với cửa sổ của các nhà cao.
2. Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều người tập trung; mồi lò bằng những nhiên liệu sạch dễ cháy như dầu lửa, dầu D.O, không dùng cao su, nhựa…
3. Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói.
4. Đưa chỉ tiêu vận hành lò không có khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng.
5. Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dư thay vì tắt lò.
6. Không sơn ống khói bằng những màu gây kích thích thị giác như màu đen, đỏ.
7. Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và hơi khí thải như các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su, dầu F.O trôi nổi …

 3.2. YẾU TỐ GÂY ẢNH HƯỞNG TỚI TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM

+ Độ ẩm của than củi
+ Cung cấp lượng khí thổi vừa đủ
+ Định thời gian chọc xỉ hợp lý

3.3. GIẢM BỚT LƯỢNG BỤI TRONG KHÍ THẢI

Các kết quả nghiên cứu cho thấy bụi trong khí thải lò hơi đốt củi và than có kích thước lớn, có thể dùng các loại buồng lắng bụi dưới tác dụng của lực quán tính và lực trọng trường.

4. GIẢM Ô NHIỄM, XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU F.O

4.1. CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

Để ngăn ngừa chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi ,việc trước hết là phải hoàn thiện thiết bị đốt dầu F.O bằng cách : Thay thế vòi phun và quạt gió sao cho sương dầu được tán đủ nhỏ để cháy hết và tỷ lượng dầu – gió được cân chỉnh hợp lý. Có hai khâu tác động rất lớn đến sự cháy của dầu trong lò mặc dù vòi phun đã rất hoàn thiện đó là:
A – Kiểm soát và bảo đảm lượng nước lẫn trong dầu không quá lớn B – Nâng nhiệt độ hâm dầu F.O trước vòi phun lên tới 120oC.

4.2. NGĂN CHẶN TÁC HẠI XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Ví dụ: hệ thống xử lý khí thải lò hơi từ dầu F.O 8000m3/h

4.2.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI:

LO HOI Xử lý khí thải lò hơi
4.2.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓI THẢI LÒ HƠI:

Khí thải lò hơi có nhiệt độ rất cao được sục vào trong bể tản nhiệt kín chứa nước lạnh để giảm nhiệt độ. Dòng khí mang theo nhiệt độ cao làm cho nước trong bể nóng lên. Nước nóng trong bể tản nhiệt đi theo ống dẫn được lưu thông với bể làm mát. Máy thổi khí cung cấp khí tươi cho hệ thống đường ống sục khí dưới đáy của bể làm mát, kết quả nước trong bể này được làm mát và tuần hoàn trở lại bể tản nhiệt theo dòng đối lưu. Nhiệt độ dòng khí thải tại bể tản nhiệt được giảm xuống đáng kể, dòng khí này đi lên từ đáy bể sẽ theo đường ống dẫn khí đi đến tháp giải nhiệt. Tại đây được bố trí hệ thống giàn phun mưa cùng với hai lớp vật liệu lọc với các vách ngăn tràn. Dung dịch hấp phụ được bơm từ bể chứa dung dịch theo ống dẫn đến giàn phun mưa. Nhờ sự phân bố đều dung dịch trên toàn bộ tiết diện ngang của 2 lớp vật liệu lọc đã làm cho khả năng tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch tăng cao.
Khí SO2 sẽ tác dụng với dung dịch hấp phụ theo phương trình phản ứng sau:
SO2 + H2O → H2SO3 H2SO3 + Ca(OH)2 → CaSO3.2H2O SO3.2H2O + 1/2O2 → CaSO4.2H2O
Các chất rắn CaSOx được lắng nhờ hệ thống lắng ly tâm được đặt trong bể chứa dung dịch. Cặn lắng được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý, dung dịch hấp phụ được bơm tuần hoàn trở lại tháp. Khí SO2 chuyển động với vận tốc cao 5,5 – 6 m/s để hòa trộn với chất lỏng có thể mang theo các hạt sương. Màng tách nước được đặt ở tầng trên cùng của tháp có chức năng giữ lại các hạt sương bị mang theo cùng dòng khí đi lên. Ngoài ra màng này cũng có nhiệm vụ hấp phụ lượng khí thải còn sót lại ở 2 lớp vật liệu lọc bên dưới.
Ghi rõ nguồn công ty môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI


Read more…

Hot