XIN GIẤY CHỨNG NHẬN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

12:08 |

Căn cứ Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,các cơ quan công ty  quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là tổ chức) phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn quan trắc môi trường.

Việc cấp giấy chứng nhận phù hợp với chủ trương của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường,với Giấy chứng nhận được cấp, các doanh nghiệp khẳng định được vị thế và năng lực của mình trong lĩnh vực quan trắc môi trường, đặc biệt là công tác quan trắc lấy mẫu môi trường tại các địa điểm.

Sau đây công ty Môi Trường Minh Việt xin được nêu rõ một số vấn đề trong việc xin giấy chứng nhận quan trắc môi trường.

  1. Quan trắc môi trường là gì?
“Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
  • Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
  1. Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường.
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải có đủ 3 điều kiện.
  • Thứ nhất, tổ chức đó phải có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.
  • Thứ hai, phải có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định như người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên. Bên cạnh đó, phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường…
  • Thứ ba, tổ chức đó phải có đủ điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định như: có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu phân tích môi trường, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm và phân tích tại hiện trường các thành phần môi trường…
  1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quan trắc môi trường.
 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lập thành 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 27- 2013/NĐ – CP.
b) 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 27- 2013/NĐ – CP.
  1. Trình tự thực hiện.
    4.1. Nộp hồ sơ: Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đến Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    4.2. Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường thông báo cho tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có văn bản tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định.
    4.3. Thẩm định hồ sơ: Tổng cục Môi trường thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
   4.4. Thông báo kết quả thẩm định
  • Tổ chức đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: Căn cứ kết quả thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành Quyết định chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
  • Tổ chức không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về việc không cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức và nêu rõ lý do.
  1.     Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ: Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Môi trường trả kết quả cho tổ chức đăng ký chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo moitruongmivitech.com
Read more…

XUẤT HIỆN CÔN TRÙNG " NGOÀI HÀNH TINH "

11:13 |
Ở chế độ chụp cận cảnh, nhiếp ảnh gia Anh Kutub Uddin đã thực sự biến những con côn trùng bé nhỏ trở thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.

        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
      Những hình ảnh này được một tay máy 28 tuổi chụp tại khu rừng gần nhà mình ở Bognor Regis,         miền Nam nước Anh trong suốt mùa hè vừa qua.
       Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Ở chế độ chụp cận cảnh (macro), một con ruồi bé xíu được tái hiện rõ nét tới từng chi tiết, đặc biệt là đôi mắt trở nên vô cùng nổi bật và màu sắc xanh da trời - xanh lá cây làm nó càng thêm rực rỡ.
       Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Nhìn vào bức ảnh này, có lẽ chẳng mấy ai nhận ra đó là một con ong mà chỉ hình dung tới một kiểu động vật ngoài hành tinh kỳ dị.
        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Với Uddin, chụp cận cảnh là niềm đam mê của anh. Đặc biệt, khi chụp những con côn trùng tí hon ở chế độ này, anh như phát hiện thấy một vẻ đẹp khác, dữ dội hơn và mạnh mẽ hơn nhiều ở chúng.
       Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Thứ mà Uddin thấy ấn tượng nhất trong loạt hình này chính là đôi mắt loài côn trùng. Chúng được đặc tả một cách chi tiết, tạo cảm giác về một khối cấu trúc tinh vi, đầy bí ẩn.
        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Các nhà làm phim Hollywood hoàn toàn có thể dựa vào những bức hình cận cảnh này để lấy ý tưởng khi họ cần thiết kế một quái vật ngoài hành tinh với vẻ ngoài đáng sợ.
        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
          Đủ mọi hình dạng kỳ quái, khác thường, đôi khi kinh dị đến mức không tin nổi hiện lên thật rõ            nét qua từng tấm ảnh.
        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
                  Bạn có nhận ra cặp ngòi khủng khiếp của con ong bắp cày trong bức ảnh này?
         Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
            Hình ảnh một con ruồi nhà được nâng lên một đẳng cấp khác với góc chụp như thế này.
       Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
                                Màu vàng rực sáng của một con ong dưới ống kính Uddin.
       Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
Còn đây là khi chú ong phát hiện thấy ống kính máy ảnh của Uddin. Nó đã gí sát đôi mắt của mình vào ống kính và góp phần tạo ra một hình ảnh đẹp lạ như thế này.
        Hình[-]ảnh[-]côn[-]trùng[-]kinh[-]dị,[-]hóa[-]quái[-]vật[-]ngoài[-]hành[-]tinh
  Với Uddin, đúng là một mùa hè quá đáng nhớ khi anh thực hiện thành công một bộ ảnh tuyệt đẹp      về côn trùng.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

10:50 |

Công ty môi trường Minh Việt chuyên cung cấp dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với giá rẻ thủ, tục nhanh gọn. Tiêu chí của chúng tôi là “uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”. Dưới đây là chúng tôi đề cập đến các vấn đề liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường đề quý khách hiểu thêm về văn bản này.


         Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) là quá trình phân tích, dự báo, đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường của một dự án, giúp dự án phù hợp về kinh tế, xã hội về môi trường, đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Đây là công cụ bắt buộc trong công tác quản lý Nhà Nước.
         Xã hội phát triển kéo theo đó là nhu cầu của con người tăng lên làm cho môi trường cũng bị tác động đáng kể. Tác động này có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại, tuy nhiên với việc “lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động dự án đến môi trường từ đó đưa ra được giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. Lập báo cáo DTM các doanh nghiệp sẽ được các cơ quan Nhà Nước cấp giấy phép triể khai dự án. Khi lập báo cáo DTM cần phải xem xét tất cả những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái, khí hậu và khí quyển…trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành dự án.
       2. Những quy định pháp luật có liên quan:
           • Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 29/11/2005.
         • Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về  đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
           • Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

     3. Đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

        • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Chính phủ, Thủ Tướng Chính Phủ:
        • Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản văn hóa thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
        • Dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.
   Thời gian lập và trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 13 NĐ số 29/2011/NĐ-CP.

       4. Các dự án cần phải xin cấp lại giấy báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án;
  • Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.
   Các hồ sơ xin thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được qui định tại các điều 13, 14 và 15 Thông tư ngày 26/2011/TT-BTNMT.

       5. Các quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

            • Sàng lọc dự án.
            • Xác định phạm vi.
            • Đánh giá tác động môi trường.
            • Thẩm định DTM
            • Giám sát các tác động.

      6. Hồ sơ nộp phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:

           • Một văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án.
          • Bảy bản DTM của dự án (phụ thuộc vào số lượng thành viên hội đồng thẩm định). Hình thức của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu qui định tại Phụ lục 2.4 và 2.5 luật bảo vệ môi trường)
           • Một bản dự án đầu tư.

     7. Các trường hợp cần bổ sung thêm một số giấy tờ:

         • Các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II NĐ số 29/1011/NĐ-CP phải bổ sung thêm: 1 bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của đơn vị kinh doanh, sản xuất.
         • Trường hợp xin lập lại DTM cần bổ sung thêm 1 bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.
Thời gian thẩm định và phê duyệt. (Không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá tác động môi trường ).
     + Thời hạn thẩm định DTM:
          • Thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT: tối đa là 45 ngày và tối đa 60 ngày đối với các dự án phức tạp.
         • Không thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT: tối đa 30 ngày và tối đa 45 ngày đối với các dự án phức tạp.
     + Thời hạn phê duyệt DTM: tối đa 15 ngày.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty Minh Việt cam kết tư vấn, cung cấp dịch vụ với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất để quý doanh nghiệp được triển khai dự án nhanh hơn và  đúng quy chuẩn Nhà Nước đề ra.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com
Theo nguồn : moitruongmivitech.com
Read more…

Xin giấy chứng nhận bao bì tự hủy

10:00 |

Căn cứ vào thông tư 07/2012/TT – BTNMT  ngày 04 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định tiêu chítrình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường. Công ty Môi Trường MINH VIỆT  xin giới thiệu sơ lược về việc đăng ký giấy chứng nhận bao bì tự hủy để quý khách hiểu thêm về quy định này:

1. Thế nào là túi ni lông thân thiện với môi trường?
       Là túi ni lông khi thải ra môi trường dưới tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường ( đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường.
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
      a) Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
• Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;
• Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm.
     b) Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
    c) Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đối tượng áp dụng.
    Áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến xác định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
3. Nguyên tắc công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
1. Túi ni lông được cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định như trên.
2. Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở kết quả đánh giá, kết luận của Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường bao gồm:
1. 01 (một) bản đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
3. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
a) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành;
b) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
5. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Certificate of Origin) đối với sản phẩm túi ni lông nhập khẩu.
6. 01 (một) báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất.
7. 01 (một) Phiếu kết quả thử nghiệm và 02 mẫu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường chưa có kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
8. 01 (một) bản mô tả sản phẩm túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học và các tài liệu có liên quan: Giới thiệu thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất; đặc tính của sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc Kế hoạch thu hồi tái chế túi ni lông có độ dày lớn hơn 30 µm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 07/2012/TT – BTNMT.
Để hiểu rõ hơn về việc xin giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 15 Đường số 6, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
MST: 4102035327 E – mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.62731380 – 08.62741380
 Nguồn: moitruongmivitech.com
Read more…

Hot