Home » Tin tức môi trường
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Nước mắt phu vàng
Lăn lộn nơi rừng thiêng nước độc, cả ngày lẫn đêm phải chui vào các hầm khai thác sâu hàng trăm mét trong lòng đất, tiền công không cao, điều kiện ăn ở kham khổ là tình trạng chung của các phu vàng tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Thế nhưng, chỉ vì không thắng được ma lực của đồng tiền mà rất nhiều người đã và đang tiếp tục đánh đổi sức lực, đôi khi cả mạng sống của mình để tìm vàng.
Gửi tấm thân tàn nơi rừng thẳm
Từ trước tới giờ, nạn khai thác vàng trái phép ở các huyện miền núi của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi chưa bao giờ thôi “nóng”. Không chỉ đến khi xảy ra vụ sập hầm làm một người chết tại điểm khai thác vàng trái phép trên địa bàn huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) vào ngày 24/7/2014 vừa qua, người ta mới biết đến tình trạng này, mà thực chất, nó đã và đang âm ỉ diễn ra từ trước đó hàng chục năm trời.
Vào những lúc cao điểm, khắp các khoảnh rừng thuộc hai tỉnh trên phải gồng mình chịu đựng sự giày xéo của hàng trăm, hàng nghìn phu vàng từ mọi miền đổ về. Đa số họ, vì “ma lực” của vàng đã kéo nhau về đây với cùng một thân phận phu phen. Để rồi, chỉ có rất ít người trong số họ gặp may mắn và nhiều người gửi lại cả tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc…
Trước đó, trên địa bàn thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, Quảng Nam cũng đã xảy ra một vụ sập hầm khiến ba phu vàng tử nạn. Sự việc xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 10/1/2014, bất chấp đêm đen, một nhóm phu vàng vẫn cố len lỏi trong hầm vàng sâu hun hút tại khu vực vùng rừng thôn 8 để khai thác quặng vàng trái phép. Bất ngờ, cả khu hầm rung chuyển rồi đổ sụp. Một số phu vàng may mắn sống sót nhưng quá hoảng loạn nên đã bỏ chạy lên núi, riêng ba phu vàng gồm Bùi Văn Thảo (SN 1989); Hà Anh Tấn (SN 1994) và Bùi Văn Hưng (SN 1985), cùng trú thôn Suối Con, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã bị hàng trăm khối đất đá vùi lấp.
Do khu vực bãi vàng nằm sâu trong rừng, chỉ độc đạo một con đường mòn của dân làm vàng và từ bãi vàng ra đến huyện phải cắt rừng lội bộ hơn 10 tiếng đồng hồ. Thêm vào đó, chủ hầm vàng lại sợ phải chịu trách nhiệm do đã tự ý khai thác vàng trái phép… Nên mãi đến chiều ngày 11/1, sự việc mới được báo cáo đến chính quyền địa phương. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an Quảng Nam đã đến hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đào bới tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Tuy nhiên, do thiếu phương tiện cơ giới, hầm quá sâu và khối lượng đất đá quá lớn đã vùi lấp toàn bộ khu vực hầm vàng nên công tác tìm kiếm xác ba phu vàng gặp rất nhiều khó khăn. Phải mãi đến ngày 22/3/2014, tức là hơn hai tháng sau ngày xảy ra sự cố sập hầm, lực lượng tìm kiếm mới chỉ phát hiện thi thể của hai phu vàng là Bùi Văn Thảo và Hà Anh Tấn đang trong thời kỳ phân hủy.
Dù có không ít phu vàng đã vong mạng nơi rừng thiêng nước độc, để lại nỗi đau khôn cùng cho người thân, thế nhưng có một thực tế rằng, khi bị truy quét, phát hiện và bắt giữ, rất nhiều người đã phải chua chát thừa nhận: Dẫu biết trước ẩn họa, hiểm nguy đang rình rập nhưng vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, họ vẫn phải chấp nhận lao vào. Chả thế, dọc các tuyến đường vào bãi vàng Phước Thành, Phước Đức, Phước Hiệp (Phước Sơn, Quảng Nam), có rất nhiều nấm mộ được đắp đất đá qua quýt, tạm bợ, lạnh lẽo nằm bên vệ cỏ. Trong số mộ đó, phần lớn là vô danh và chỉ vài nấm có khắc tên và địa chỉ của người nằm bên dưới. Đồng bào ở Phước Sơn cho biết, những nấm mộ này là của các phu vàng xấu số. Người thì ở Ngọc Lặc – Tĩnh Gia, Thanh Hóa, người mãi trung du Phú Thọ, đến từ những miền quê khác nhau nhưng tất cả họ đều đã từng chung một mộng tưởng là tìm đến đây để nuôi mộng đổi đời.
Thông thường thì phần lớn phu vàng đều ở độ tuổi từ 18 đến 45, độ tuổi sung sức nhất của đời người. Trong số họ, rất nhiều người đã làm cha, làm mẹ của cả đàn con. Rồi đến khi họ rủi phận mà nằm xuống, nhiều gia đình không thể xoay xỏa để mang được hài cốt người thân trở về quê mai táng, đành để họ nằm lại với rừng xanh. Thậm chí, cuối năm 2009, có một phu vàng đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tự tử vì quá quẫn bách và tuyệt vọng. Do người đó không có giấy tờ tùy thân và cũng không ai đến nhận xác sau rất nhiều ngày ra thông báo nên chính quyền ở Phước Sơn đã phải làm các thủ tục để chôn cất.
“… Ai đi đến đó không mong ngày về”
Có một điểm chung ở tất cả các hầm khai thác vàng trái phép trên địa bàn hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đó là chúng được gia cố, chống đỡ hết sức sơ sài, chỉ cần một rung lắc nhẹ có thể sập bất cứ lúc nào. Các hầm vàng phần lớn đều được đào giữa lưng chừng một vách núi, hoặc sườn đồi nào đó với cửa hầm hình bán nguyệt, được khoét sâu như địa đạo. Đường hầm thường cao 1,5m, rộng 80cm. Phía trên và hai bên được đóng cọc thưng gỗ để tránh đất đá sụt lún bít kín đường hầm. Càng vào sâu phía trong, hầm càng được đào rẽ ra nhiều nhánh, tùy theo vỉa. Khoét lên, khoét xuống, khoét ngang, khoét dọc đủ cả, có nhánh chỉ vừa một người chui, bên trên được chống hờ bằng vài chiếc cọc gỗ to bằng nắm chân với dăm tấm ván để ngăn sụt lún.
Mặc dù công việc khai thác có khi được thực hiện dưới lòng đất, sâu đến 30-40m nhưng phần lớn phu vàng đều không hề có phương tiện bảo hộ, ống khí hầm. Thông thường, phu vàng phải làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm nhất như nổ mìn, khoan đá, khuân đá ra khỏi hầm, đập đá, xay đá, còn đãi – khâu nhẹ nhàng nhất thì do chủ hầm trực tiếp làm. “Cai” làm vậy một phần để tránh nguy hiểm đến tính mạng của mình, phần để ngăn chặn, kiểm soát chuyện “quân” của mình tẩu tán, ăn cắp vàng khi đãi được.
Đã có những trường hợp phu chỉ vì trót tham giấu đi vài “phân” vàng bị cai bắt được đánh cho tàn phế đến suốt đời. Trong đám “cai vàng” ở Phước Thành (Phước Sơn, Quảng Nam), nổi tiếng nhất là H “trố” quê ở Thanh Hóa. Giai thoại về H thì nhiều, nhưng ghê rợn nhất vẫn là những ngón đòn H dùng để trừng trị đám phu phen dám ăn chặn vàng của gã. Người ta kể rằng, H đã từng bắt hai phu vàng tự mài dao, rồi đặt sẵn ngón tay lên khúc gỗ để gã chặt vì tội dám giấu vàng. Sau lần đó, cả đám phu của H chỉ biết làm chứ không bao giờ dám tơ hào một chút nào. Đào đãi được bao nhiêu, họ đều phải cống nộp cho bằng hết.
Không chỉ phải làm việc trong môi trường, điều kiện hết sức nguy hiểm, mà các phu vàng còn phải đối mặt với “nạn binh đao” đến từ các trận hỗn chiến, truy sát, tranh giành lãnh địa của các chủ bãi vàng. Rừng xanh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã từng chứng kiến rất nhiều máu và nước mắt của phu vàng đổ xuống trong những lần như thế. Đồng thời, khi đã trót dấn thân vào nghiệp phu phen, phần lớn những phu vàng đều bị những ông chủ của mình vắt kiệt sức chả khác gì lao động khổ sai. Bùi Thanh Tuấn (SN 1988, ở Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Hòa Bình), một “cựu phu vàng Phước Sơn” đã “giải nghệ”, giờ làm nghề mộc, kể rằng: Thông thường mỗi phu vàng phải làm việc từ 12 – 13 tiếng/ngày, nắng làm nhiều, mưa làm ít. Mỗi chủ cai cũng thường chia đám phu vàng thành hai ca, mỗi ca vài người đến vài chục người. Ca ngày từ 5 giờ 30-18 giờ, ca đêm từ 18 giờ-6 giờ sáng hôm sau. Ở giờ nghỉ giữa mỗi ca ông chủ không cho tắt máy xay mà bắt nhóm khác ra thay để nhóm còn lại vào ăn cơm, xong ra làm tiếp. “Ngày đó, các bãi khác được nghỉ trưa nhưng bọn em chẳng lúc nào được nghỉ. Hễ nhóm kia đến giờ nghỉ giải lao để ăn cơm là chủ cai lại bắt bọn em ra xúc đất, đổ đất và đứng máy đến khi ca ấy ăn xong thì thôi”, Tuấn kể.
Cũng theo lời của Tuấn thì ngày cũng như đêm, chủ cai thường cắt cử người bám sát theo dõi tiến độ làm việc rất gắt gao. Chỉ cần phu nào chểnh mảng, họ lập tức bị ăn đòn. Đến thời gian để nghỉ tay uống miếng nước đối với các phu vàng cũng rất khó khăn. Khoảng thời gian làm việc mà bất cứ phu vàng nào cũng sợ, đó là ban đêm. Bởi, mỗi khi đêm đến, chủ cai chỉ kéo ra một bóng đèn bé xíu thắp sáng một khoảng giữa khu rừng tối om để các phu vàng làm việc. Trên những vách núi dựng đứng, các phu vàng dùng xà beng cạy đá, chỉ cần sơ sểnh một chút là tai nạn có thể xảy ra. Đó là chưa kể đến, ngay phía dưới chân họ là hàng chục phu hì hục khuân đá, xúc đất bất chấp nguy cơ bị những phiến đá được nạy ra lao xuống bất ngờ…
Để ngăn chặn nạn khai thác vàng trái phép cùng những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra, trong suốt thời gian vừa qua, lực lượng chức năng của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều đợt ra quân nhằm truy quét, đẩy đuổi hàng ngàn đối tượng ra khỏi rừng. Tuy nhiên, cũng do địa hình hiểm trở nên mỗi khi bị truy đuổi thì đám “vàng tặc” lẻn vào rừng sâu ẩn nấp, khi các lực lượng chức năng rút quân thì chúng lại tiếp tục đào đãi như thường. Đặc biệt, đa số các “cai vàng” đều có liên kết với người dân địa phương hết sức tinh vi bằng cách dùng họ làm cảnh giới, “chim mồi”. Vì thế, có nhiều đợt lực lượng truy quét vào nơi các bãi vàng trái phép thì không thấy người đâu, chỉ còn các phương tiện, thiết bị khai thác “vô chủ”, nên rất khó trong việc xử lý.
Ngay cả sau vụ sập hầm vàng ở Tây Trà hôm 24/7/2014 vừa qua, lực lượng chức năng ở đây đã đẩy, đuổi và vận động hàng trăm phu vàng ra khỏi rừng. Phần lớn trong số họ là những thanh niên người dân tộc thiểu số. Trước khi xuống núi, những phu vàng này đã lần lượt ký vào bản cam kết không tái phạm. Hy vọng rằng, khi phải chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm và hãi hùng ấy, họ sẽ nhớ đến “lời nguyền”: “Phước Sơn gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó không mong ngày về” để mà biết run sợ, vĩnh viễn từ giã những bãi vàng.
Theo thiennhien.net
You may also...
Liên kết hay
công ty môi trường
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Hot
-
Khoảng 9 giờ sáng nay (11-8), xảy ra một vụ ngộ độc khí mê tan tại thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến 1 người...
-
Bia – là một loại thức uống phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam ta. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xu...
-
Hơn 8 năm qua, nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu đã chụp hàng ngàn bức ảnh của hơn 300 loài chim Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp ...
-
Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ. ...
-
Chiều hôm qua, trên kênh Nhiêu Lộc, thiên nhiên đã ban tặng khoảnh khắc hoang hôn tuyệt đẹp cho người dân dân Sài Gòn. Theo người d...
-
1. Đối với động – thực vật. -Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. - Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon,...
-
Hạt phó Hạt kiểm lâm kiêm Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An), Lưu Nhật Thành, SN 1978...
-
- Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến đầu tháng 11/2014, lượng thu gom chất...
-
Sáng 6-8, bọt ô nhiễm từ kênh Ba Bò (hay còn gọi là con kênh thối, kênh hôi, kênh nước đen) vẫn tiếp tục nhiều, gây ảnh hưởng tới khu dân c...
-
Sau bữa cơm trưa có món rau muống luộc chấm chao, 4 người trong một gia đình ở Bình Định nhập viện trong tình trạng hôn mê, riêng cô con gái...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét