Home » Archives for 2015
Mối quan tâm của toàn xã hội đối với rác thải y tế
16:30 |Các hành vi vi phạm môi trường chủ yếu các phòng khám, cơ sở y tế là quản lý chất thải nước thải y tế nguy hại không đúng qui định theo cục cảnh sát môi trường. nhưng nhiều cơ sở y tế, phòng khám có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn tái diễn nhiều lần . Vấn đề chất thải của phòng khám, y tế vẫn lẫn trực tiếp với nước thải thông thường diễn ra khá phổ biến ở các bệnh viện công lẫn cơ sở y tế tư nhân.
Ngoài ra, nhiều cơ sở quản lý chất thải y tế nguy hại không phân loại triệt để tại nguồn, để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải khác. Do đó, khi chuyển chất thải để tái chế thông thường, “vô hình chung” đã lẫn chất thải y tế nguy hại, gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người tiếp nhận, tái chế. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến cơ sở chưa được trang bị lò đốt chất thải y tế, hoặc có lò đốt nhưng đã hư hỏng nên rác thải được chôn lấp, hoặc đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vi phạm phổ biến.
Theo Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh 60% và tuyến huyện 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Nguy hại hơn, tại một số cơ sở y tế còn xảy ra tình trạng nhân viên lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo để trộm cắp, mang các chất thải y tế ra ngoài bán hoặc thải bỏ bừa bãi. Điển hình là vụ việc một cán bộ khoa giải phẫu, Đại học Y Hà Nội bị Phòng cảnh sát PC49 TP Hà Nội bắt quả tang khi chở 2 túi nilon đen, đựng 30kg nội tạng người vứt vào khu tập kết rác của Bệnh viện Giao thông vận tải. Tháng 4/2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng phát hiện một phòng khám đa khoa ở phía nam TP Hà Nội vứt chất thải y tế là thai nhi sau nạo hút vào bồn cầu và xả xuống bể phốt.
Đáng lo ngại hơn, riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, phối hợp với Thanh tra Bộ TN-MT và Sở TN-MT các tỉnh, thành phố xử lý hành chính hơn 60 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Điều này một lần nữa bộc lộ nhiều lỗ hổng trong quản lý rác thải y tế ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, quản lý chất thải y tế chưa khi nào là một vấn đề... hết nóng, đặc biệt là các sai phạm vẫn diễn ra tràn lan cả cơ sở y tế công lẫn tư. Vậy nên theo nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ, đủ tính răn đe những cơ sở vi phạm. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả tiền bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế nếu để vi phạm gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ TN-MT cũng cần tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế, đảm bảo 100% các cơ sở y tế công lập đều có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, có quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý nước thải chất thải y tế. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không có đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý nước thải y tế, chất thải y tế nguy hại, cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bố trí kinh phí vận hành các lò đốt chất thải y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác quản lý chất thải.
Read more…
Ngoài ra, nhiều cơ sở quản lý chất thải y tế nguy hại không phân loại triệt để tại nguồn, để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải khác. Do đó, khi chuyển chất thải để tái chế thông thường, “vô hình chung” đã lẫn chất thải y tế nguy hại, gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người tiếp nhận, tái chế. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến cơ sở chưa được trang bị lò đốt chất thải y tế, hoặc có lò đốt nhưng đã hư hỏng nên rác thải được chôn lấp, hoặc đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vi phạm phổ biến.
Theo Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh 60% và tuyến huyện 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Nguy hại hơn, tại một số cơ sở y tế còn xảy ra tình trạng nhân viên lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo để trộm cắp, mang các chất thải y tế ra ngoài bán hoặc thải bỏ bừa bãi. Điển hình là vụ việc một cán bộ khoa giải phẫu, Đại học Y Hà Nội bị Phòng cảnh sát PC49 TP Hà Nội bắt quả tang khi chở 2 túi nilon đen, đựng 30kg nội tạng người vứt vào khu tập kết rác của Bệnh viện Giao thông vận tải. Tháng 4/2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng phát hiện một phòng khám đa khoa ở phía nam TP Hà Nội vứt chất thải y tế là thai nhi sau nạo hút vào bồn cầu và xả xuống bể phốt.
Đáng lo ngại hơn, riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, phối hợp với Thanh tra Bộ TN-MT và Sở TN-MT các tỉnh, thành phố xử lý hành chính hơn 60 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Điều này một lần nữa bộc lộ nhiều lỗ hổng trong quản lý rác thải y tế ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, quản lý chất thải y tế chưa khi nào là một vấn đề... hết nóng, đặc biệt là các sai phạm vẫn diễn ra tràn lan cả cơ sở y tế công lẫn tư. Vậy nên theo nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ, đủ tính răn đe những cơ sở vi phạm. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả tiền bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế nếu để vi phạm gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ TN-MT cũng cần tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế, đảm bảo 100% các cơ sở y tế công lập đều có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, có quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý nước thải chất thải y tế. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không có đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý nước thải y tế, chất thải y tế nguy hại, cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bố trí kinh phí vận hành các lò đốt chất thải y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác quản lý chất thải.
Mexico đang sắp phải hứng chịu nguy cơ thảm họa khí hậu theo lời NASA
11:23 |
Vào ngày 3/4 cơ quan hàng không Mỹ NASA đã lên tiếng cảnh báo Mexico rằng trong vòng 45 năm tới , tính ra là vào năm 2060 nước này sẽ phải hứng chịu một thảm họa do đại nạn hạn hán tại Mỹ gây ra.
Giáo sư Ben Cook, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu của NASA, ông cho hay nạn hạn hán tại Mỹ sẽ theo chu kỳ vài năm và khoảng thời gian lâu nhất là 1 thập kỷ
Nhưng có điều với thời điểm khí hậu như hiện nay, nạn hạn hán được dự báo kéo dài từ 30 đến 40 năm và sự kiện này sẽ tác động mạnh tới lãnh thổ Mexico, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.
Theo kết quả công trình nghiên cứu mới đây của NASA, nếu ô nhiễm được kiềm chế, vết loang của nạn hạn hán tại Mỹ sẽ bị hạn chế và cường độ nhẹ hơn.
Ngược lại, nền nông nghiệp nước này coi như bị mất trắng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, lúc này bang California, Mỹ đã lệnh cắt giảm tới 25% dịch vụ nước cho dù hai năm trước đó đã kêu gọi 38 triệu người dân triệt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Qua khảo sát, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng nước của con sông Colorado hiện đang cung cấp nước cho hơn 40 triệu người Mỹ và 10% nước sinh hoạt cho các bang Tây Bắc Mexico đã bị giảm mạnh và 70% lưu lượng nước giảm do các mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
Giáo sư Cook nhận định trong điều kiện như hiện nay, khả năng xây ra nạn đại hạn hán chỉ vào khoảng 12%.
Tuy nhiên, với tốc độ ô nhiễm như hiện nay thì từ nay tới năm 2050, khả năng diễn ra đại thảm họakhí hậu sẽ lên tới 60 và tình hình này tiếp tục trong cả thế kỷ XXI, khả năng thảm họa lên tới 80-90% tập trung vào Tây Nam và miền Trung nước Mỹ.
Và kêt quả tất nhiên là phần lớn lãnh thổ Mexico sẽ hứng chịu hậu quả của thảm họa.
Giáo sư Ben Cook, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu của NASA, ông cho hay nạn hạn hán tại Mỹ sẽ theo chu kỳ vài năm và khoảng thời gian lâu nhất là 1 thập kỷ
Nhưng có điều với thời điểm khí hậu như hiện nay, nạn hạn hán được dự báo kéo dài từ 30 đến 40 năm và sự kiện này sẽ tác động mạnh tới lãnh thổ Mexico, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.
Theo kết quả công trình nghiên cứu mới đây của NASA, nếu ô nhiễm được kiềm chế, vết loang của nạn hạn hán tại Mỹ sẽ bị hạn chế và cường độ nhẹ hơn.
Ngược lại, nền nông nghiệp nước này coi như bị mất trắng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, lúc này bang California, Mỹ đã lệnh cắt giảm tới 25% dịch vụ nước cho dù hai năm trước đó đã kêu gọi 38 triệu người dân triệt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Qua khảo sát, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng nước của con sông Colorado hiện đang cung cấp nước cho hơn 40 triệu người Mỹ và 10% nước sinh hoạt cho các bang Tây Bắc Mexico đã bị giảm mạnh và 70% lưu lượng nước giảm do các mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
Giáo sư Cook nhận định trong điều kiện như hiện nay, khả năng xây ra nạn đại hạn hán chỉ vào khoảng 12%.
Tuy nhiên, với tốc độ ô nhiễm như hiện nay thì từ nay tới năm 2050, khả năng diễn ra đại thảm họakhí hậu sẽ lên tới 60 và tình hình này tiếp tục trong cả thế kỷ XXI, khả năng thảm họa lên tới 80-90% tập trung vào Tây Nam và miền Trung nước Mỹ.
Và kêt quả tất nhiên là phần lớn lãnh thổ Mexico sẽ hứng chịu hậu quả của thảm họa.
" NHÀ TIÊN TRI " NÓI GÌ VỀ TƯƠNG LAI KHỦNG KHIẾP CỦA TRÁI ĐẤT
10:27 |
Dân cư đô thị tăng gấp 3 lần, 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng, hàng triệu người chết đói... là những vấn đề nan giải mà Trái đất có thể sẽ phải đối diện trong 4 thập kỷ tới.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta đã có những xe ô tô tự lái, hay robot bán thông minh. Song song với sự tiến bộ công nghệ, nhân loại đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn đến từ bệnh dịch, đói nghèo, thảm họa thiên nhiên...
Theo các chuyên gia, những vấn đề thật sự to lớn đang chờ đợi chúng ta ở vài thập kỷ nữa. Khoa học và công nghệ ngay lúc này cần phải tập trung đi tìm giải pháp để làm cho tương lai chúng ta tốt hơn bởi trên thực tế, những sự khó khăn này đang đến rất gần.
Cùng điểm lại viễn cảnh đáng sợ mà Trái đất sẽ phải đối mặt vào năm 2050 qua tổng hợp của trang Business Insider.
1. Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người
Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người. Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.
Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” - tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.
Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.
2. Dân cư khu đô thị tăng gấp 3 lần
Thống kê cho thấy, vào năm 1950, dân số sống trong các thành phố lớn, khu đô thị là 750 triệu người. Nhưng con số này đã lên đến 4 tỷ người ở thời điểm hiện tại và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Các chuyên gia ước tính rằng, vào giữa thế kỷ XXI, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người.
Cùng với tình trạng dân cư quá đông, khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao, bệnh cúm sẽ gia tăng chóng mặt. Điều này một phần là do nguồn nước bị cạn kiệt dần và nền y tế bị ảnh hưởng do không lo đủ cho tất cả mọi người.
So với khu vực nông thôn, thành phố sẽ tiêu thụ khoảng 3/4 năng lượng của thế giới và thải ra một lượng lớn khí carbon. Theo WHO, ô nhiễm không khí đã khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012. Con số này sẽ chưa dừng lại ở đó khi dân số đô thị tăng và sự ô nhiễm ngày một diễn ra nặng nề.
3. 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng
Bạn có tin, vào thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người (1/6 dân số trên thế giới) đang không có nước sạch để sử dụng và con số này sẽ còn gia tăng. Theo Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, con số này sẽ lên đến gần 2 tỷ người, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Không chỉ nước sạch, mà một phần lớn nước dùng cho việc tưới tiêu cũng bị đe doạ.
Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất. Với tốc độ tăng trường dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động.
4. Vô số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng
Một báo cáo của ban Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, mức độ khai thác, đánh bắt cá trên thế giới đang ở mức 87%. Nếu thế giới tiếp tục duy trì đánh bắt cá ở mức hiện tại, thì vào năm 2050, vô số loài cá sẽ bị tuyệt chủng.
Số lượng cá sụt giảm cũng khiến cho những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản bị mất việc làm, ngành xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu cũng sẽ thiệt hại nặng nề. Con số này có thể lên tới 129 tỷ USD.
5. Hàng triệu người trên thế giới bị chết đói
Nhiệt độ Trái đất đang dần ấm lên, báo động tình trạng thiếu lương thực trầm trọng đối với các khu vực châu Phi và châu Á, gây hậu quả thảm khốc với người nghèo ở các khu vực này.
Lượng thức ăn trên toàn thế giới hiện đã giảm khoảng 2% và nếu tiếp tục duy trì, trong vòng 10 năm tới, chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực.
Báo cáo của tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế lớn nhất thế giới khẳng định, tới năm 2050, sản xuất lương thực sẽ phải tăng tới 60% nhằm bắt kịp với sự thay đổi khí hậu và gia tăng dân số toàn cầu.
6. Những khu rừng mưa sẽ biến mất vĩnh viễn
Bạn có biết, mỗi năm chúng ta mất đi một lượng lớn rừng mưa - đó là hệ quả của việc không ít người đã khai thác, chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù diện tích chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng ước tính mỗi ngày ít nhất 32.300ha rừng biến mất khỏi Trái đất và ít nhất 32.300ha rừng khác bị suy thoái.
Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi.
7. Siêu vi khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm
Thế giới gần đây đã cảnh báo về tình trạng siêu vi khuẩn kháng thuốc bằng các cụm từ “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “siêu vi khuẩn chết người”. Tình trạng này đã cướp đi 700.000 người mỗi năm và một báo cáo khoa học của Mỹ đã chỉ ra, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng có thể giết chết 10 triệu người trên toàn thế giới - nhiều hơn tất cả các loại ung thư kết hợp lại.
Giống như bất kỳ sinh vật sống nào, vi khuẩn có thể sinh sôi cũng như có thể đột biến để sinh tồn. Một số loài sẽ tự biến thể để tăng khả năng kháng thuốc tiêu diệt chúng.
8. Bệnh tật lây lan một cách dễ dàng
Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, có thêm 60.000 người chết vì bệnh sốt rét. Vào năm 2050, 4,6 tỷ người sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tả cũng phát triển mạnh hơn khi có tới 130.000 người chết mỗi năm. Với hệ miễn dịch giảm do khí hậu thay đổi thất thường, rất có thể, con số thực sẽ không dừng lại ở đây.
9. Bão xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn
Ban đánh giá khí hậu quốc gia Mỹ cho biết, số lượng các cơn bão loại 4 và 5 (những loại mạnh nhất) ngày càng gia tăng từ năm 1980. Và theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.
Cụ thể, biến đổi khí hậu gây ra tình trạng mực nước biển và nền nhiệt tăng cao. Trái đất nóng lên, hơi nước bốc lên nhiều khiến các cơn bão trở nên mạnh và dữ dội đến 300% vào năm 2100.
10. Mực nước biển dâng cao làm ngập các thành phố lớn trên toàn cầu, mất điện trở nên phổ biến
Theo các chuyên gia, với tình trạng khí carbon thải ra môi trường không kiểm soát như hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái đất sẽ khiến nước biển tăng lên khoảng 35cm, khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước. Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản.
Cùng với đó, tình trạng mất điện trên diện rộng cũng xảy ra. Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng sẽ phải sống trong bóng tối. Tác động này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ, nhất là ở khu đông dân cư như phía Đông Bắc Mỹ như New York và Philadelphia.
11. Dầu trở thành món đồ xa xỉ
Theo các chuyên gia, với lượng cư dân tăng cao, việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong tương lai. Theo đó, nếu việc sử dụng năng lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức hiện tại thì vào năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu tăng 110% - hay 190 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi ngày. Cùng với đó, lượng khí thải carbon ra khí quyển tăng gấp 2.
Việc khai thác nguồn năng lượng mới - than - để thay dầu mỏ cũng được mọi người lưu tâm/ Tuy nhiên đây là một trong những nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Do đó, giới khoa học đang đau đầu để đưa ra một phương án khả thi.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
NHỮNG CÁNH RỪNG KHÔNG CÁNH MÀ BAY
08:43 |Thực hiện chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, sau một thời gian những cánh rừng ở đây không cánh mà bay hoặc sử dụng sai mục đích.
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc cho biết: Chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện từ năm 2009. Hiện nay diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp là 39.308.000 ha, số doanh nghiệp được giao rừng là 52 doanh nghiệp. Ban đầu các doanh nghiệp này đều được đánh giá các chỉ số để so sánh năng lực như: tài chính, nguồn nhân lực, các dự án triển khai khi nhận rừng…
Sau vài năm hoạt động, đến năm 2015 bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các điều khoản về trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cũng không ít doanh nghiệp cố tình làm trái quy định, hay thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ông Hưng nói về một trường hợp đặc biệt, đúng ra khi nhận rừng thì công ty này phải thực hiện theo dự án đã đề ra là trồng rừng, cải tạo và bảo vệ rừng mà cây được chọn là keo (tràm), nhưng khi kiểm tra thì phát hiện lại trồng sắn.
Đó là trường hợp Công ty Cổ phần Địa ốc Thái Bình Phát, lập đề án cải tạo, bảo vệ rừng tại xã Ea Bung (H. Ea Súp) nhưng khi đến thì phát hiện trồng 40 ha sắn, chỉ 10 ha rừng (keo) nhưng còi cọc, chậm phát triển. Đối với trường hợp này, Chi cục Lâm nghiệp đã có kế hoạch thu hồi rừng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Cũng trong đợt này, một số doanh nghiệp vi phạm về quản lý, bảo vệ, cải tạo hay chậm tiến độ các dự án (thời hạn 24 tháng) cũng nằm trong đề xuất thu hồi rừng như: Cty TNHH Anh Quốc, Cty TNHH Hoàng Nguyễn, Cty CP Địa Ốc Thái Bình Phát, Cty CP ĐTXD Tân Phú Hưng, Cty TNHH Hữu Bích…
Đáng kể hơn, sau khi tận thu gỗ rừng, nhiều công ty, doanh nghiệp còn biến dự án trồng rừng bằng keo lai thành những vùng trồng cà-phê, cao su hay điều. Cty TNHH 27/7 khi “bứng” hết gỗ rừng 38 ha (xã Ea Bung, H. Ea Súp) đã trồng vào đây cao su và điều, đáng ra theo dự án thì phải trồng keo. Một số công ty còn tự tiện san lấp mặt bằng để đưa rừng vào mục đích sử dụng khác như vụ việc Cty CP Bảo Ngọc san ủi trái phép hơn 7 ha và theo đoàn thanh tra liên ngành Đắc Lắc phát hiện dấu hiệu Cty này hợp thức hóa gỗ lậu đưa từ nơi khác đến. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc. Một số khác cũng trồng rừng theo đúng dự án đề ra nhưng chỉ trồng một cách đối phó như Cty CPĐTXD Tân Phú Hưng chỉ trồng được 26 ha cao su (7%) mà trong thực tế diện tích này phải là 372 ha (xã Ea Sol, H. Ea H’leo) phần lớn diện tích còn lại là cỏ dại và dây leo.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết: “Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, công ty thực hiện tốt nhưng cũng khá nhiều nơi sai phạm. Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực của công ty, doanh nghiệp chưa đủ, buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu trách nhiệm với tài nguyên rừng… Về khách quan do chưa có những quy định cụ thể trong việc này, ví dụ như quyền hạn của doanh nghiệp, công ty để xử lý những trường hợp xâm phạm rừng, vấn đề di dân tự do làm rừng bị xâm lấn nghiêm trọng. Như vậy, phải nói một điều rằng chủ rừng là các công ty, doanh nghiệp cũng bị áp lực từ vô số vấn đề bên ngoài”.
Ông Dương cũng bày tỏ rằng vấn đề cấp bách là phải có cơ chế, chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, hay sơ suất dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm phạm nghiêm trọng mà ở đây chủ rừng là các doanh nghiệp, công ty. Cũng có thể đưa ra truy tố hình sự đối với những trường hợp để rừng bị tàn phá nhằm răn đe, quy trách nhiệm rõ ràng. Một thực trạng rõ mồn một tại các dự án giao rừng cho các Cty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc mà ai cũng thấy là đến kiểm tra nơi đâu, xuất hiện sai phạm nơi đó. Cá biệt nhiều nơi còn sai phạm nghiêm trọng, cố tình làm sai lệch dự án mà mình đã đề ra trước đó. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, ban ngành tỉnh Đắc Lắc nên vào cuộc mạnh tay để giao rừng… khỏi phải mất rừng.
Read more…
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc cho biết: Chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện từ năm 2009. Hiện nay diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp là 39.308.000 ha, số doanh nghiệp được giao rừng là 52 doanh nghiệp. Ban đầu các doanh nghiệp này đều được đánh giá các chỉ số để so sánh năng lực như: tài chính, nguồn nhân lực, các dự án triển khai khi nhận rừng…
Theo dự án này cây trồng là keo nhưng kiểm tra thì lại cao su. (Ảnh: Công an TP Đà Nẵng)
Sau vài năm hoạt động, đến năm 2015 bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các điều khoản về trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cũng không ít doanh nghiệp cố tình làm trái quy định, hay thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ông Hưng nói về một trường hợp đặc biệt, đúng ra khi nhận rừng thì công ty này phải thực hiện theo dự án đã đề ra là trồng rừng, cải tạo và bảo vệ rừng mà cây được chọn là keo (tràm), nhưng khi kiểm tra thì phát hiện lại trồng sắn.
Đó là trường hợp Công ty Cổ phần Địa ốc Thái Bình Phát, lập đề án cải tạo, bảo vệ rừng tại xã Ea Bung (H. Ea Súp) nhưng khi đến thì phát hiện trồng 40 ha sắn, chỉ 10 ha rừng (keo) nhưng còi cọc, chậm phát triển. Đối với trường hợp này, Chi cục Lâm nghiệp đã có kế hoạch thu hồi rừng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Cũng trong đợt này, một số doanh nghiệp vi phạm về quản lý, bảo vệ, cải tạo hay chậm tiến độ các dự án (thời hạn 24 tháng) cũng nằm trong đề xuất thu hồi rừng như: Cty TNHH Anh Quốc, Cty TNHH Hoàng Nguyễn, Cty CP Địa Ốc Thái Bình Phát, Cty CP ĐTXD Tân Phú Hưng, Cty TNHH Hữu Bích…
Đáng kể hơn, sau khi tận thu gỗ rừng, nhiều công ty, doanh nghiệp còn biến dự án trồng rừng bằng keo lai thành những vùng trồng cà-phê, cao su hay điều. Cty TNHH 27/7 khi “bứng” hết gỗ rừng 38 ha (xã Ea Bung, H. Ea Súp) đã trồng vào đây cao su và điều, đáng ra theo dự án thì phải trồng keo. Một số công ty còn tự tiện san lấp mặt bằng để đưa rừng vào mục đích sử dụng khác như vụ việc Cty CP Bảo Ngọc san ủi trái phép hơn 7 ha và theo đoàn thanh tra liên ngành Đắc Lắc phát hiện dấu hiệu Cty này hợp thức hóa gỗ lậu đưa từ nơi khác đến. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc. Một số khác cũng trồng rừng theo đúng dự án đề ra nhưng chỉ trồng một cách đối phó như Cty CPĐTXD Tân Phú Hưng chỉ trồng được 26 ha cao su (7%) mà trong thực tế diện tích này phải là 372 ha (xã Ea Sol, H. Ea H’leo) phần lớn diện tích còn lại là cỏ dại và dây leo.
Thiếu trách nhiệm, cố tình làm sai lệch dẫn đến hậu họa những cánh rừng giờ bị triệt hạ như thế này đây. (Ảnh: Công an TP Đà Nẵng)
Ông Dương cũng bày tỏ rằng vấn đề cấp bách là phải có cơ chế, chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, hay sơ suất dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm phạm nghiêm trọng mà ở đây chủ rừng là các doanh nghiệp, công ty. Cũng có thể đưa ra truy tố hình sự đối với những trường hợp để rừng bị tàn phá nhằm răn đe, quy trách nhiệm rõ ràng. Một thực trạng rõ mồn một tại các dự án giao rừng cho các Cty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc mà ai cũng thấy là đến kiểm tra nơi đâu, xuất hiện sai phạm nơi đó. Cá biệt nhiều nơi còn sai phạm nghiêm trọng, cố tình làm sai lệch dự án mà mình đã đề ra trước đó. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, ban ngành tỉnh Đắc Lắc nên vào cuộc mạnh tay để giao rừng… khỏi phải mất rừng.
Theo nguồn: thiennhien.net
HẬU QUẢ THIẾU NƯỚC SẠCH TRONG TƯƠNG LAI
18:44 |Mong muốn được sử dụng nước sạch là nhu cầu chính đáng của nhân dân, nhưng hiện nay, với tình trạng ô nhiễm nặng nề tại một số khu vực khiến cho người dân phải sử dụng nước bẩn trong cuộc sống và sinh hoạt. Theo các chuyên gia y tế, nếu kéo dài tình trạng này, sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Nhiều hệ lụy
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc bao phủ tỷ lệ cấp nước sinh hoạt tới người dân ở đô thị và nông thôn song các bệnh lây truyền qua đường nước luôn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và trong 4 năm qua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch.
Phát biểu tại một Hội thảo nước sạch do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên, ở nông thôn dù 85% dân số được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ có 42% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước năm 2014 cho thấy, 21,6% số cơ sở cấp nước từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên không đạt vệ sinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ngày đêm là 27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh và chất hữu cơ; hàm lượng một số kim loại nặng vượt quá mức cho phép…
Theo kết quả được công bố bởi nhiều nhà khoa học về mối liên quan giữa việc sử dụng nước bẩn với sức khỏe con người cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Còn theo kết quả được công bố bởi Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam”, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 “làng ung thư” đều ô nhiễm nặng.
Ông Hồ Minh Thọ – Phó Liên đoàn trưởng – Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung, chủ nhiệm Dự án cho biết: Qua điều tra, khảo sát của dự án thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở 37 “làng ung thư” đều bị ô nhiễm, có những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của Việt Nam.
Cũng theo ông Thọ, thời gian qua, các nhà điều tra, khảo sát đã thu thập, phân tích 814 mẫu nước lấy từ nguồn nước sông, suối, giếng mà người dân đang sử dụng tại 37 “làng ung thư”, kết quả cho thấy, các mẫu nước này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, hơn 80% kết quả phân tích mẫu vi sinh vượt TCCP, hơn 65% kết quả phân tích nhiễm bẩn vượt TCCP, hơn 30% số mẫu có tổng hàm lượng sắt vượt TCCP.
Bất cập
Bàn về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, đại diện Cục Môi trường y tế – Bộ Y tế cho rằng: Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng nước tại nhiều nơi vẫn chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhất là nước cấp từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; trạm cấp nước tại nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có công nghệ xử lý còn lạc hậu, hệ thống đường ống chưa đảm bảo và có tỷ lệ thất thoát nước cao.
“Trong khi, công tác tự kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước sạch và công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước một số tỉnh, thành phố chưa được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Một số địa phương chưa giám sát được chất lượng nước khu vực nông thôn”, vị đại diện này thừa nhận.
Còn theo đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã lên tiếng báo động từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề do chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như quy hoạch còn có nhiều điểm bất cập. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tới nguồn nước vì các cơ sở sản xuất công nghiệp không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc nếu có thì mang tính đối phó.
Bàn về chất lượng nước hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan kiểm định chất lượng nước cần công khai, minh bạch kết quả kiểm định chất lượng nước ở từng khâu để xác định rõ chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi khâu nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành của Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ, giữa các nhà tài trợ với nhau từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cho đến quy hoạch, chiến lược để có thêm nhiều mô hình nước sạch phục vụ người dân hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, tính đến các phương án, lộ trình điều chỉnh giá nước nhằm khuyến khích đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong xử lý nước sạch với tiêu chuẩn cao nhất cung cấp cho người dân.
“Chúng ta cũng phải đổi mới công tác truyền thông để người dân tự nhận thức việc sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật mà còn tiết kiệm không ít chi phí y tế cho xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Read more…
Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2050, 1/2 dân số thế giới không có nước sạch để sử dụng. (Ảnh: Nguyễn Khánh)
Nhiều hệ lụy
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc bao phủ tỷ lệ cấp nước sinh hoạt tới người dân ở đô thị và nông thôn song các bệnh lây truyền qua đường nước luôn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và trong 4 năm qua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch.
Phát biểu tại một Hội thảo nước sạch do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên, ở nông thôn dù 85% dân số được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ có 42% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước năm 2014 cho thấy, 21,6% số cơ sở cấp nước từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên không đạt vệ sinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ngày đêm là 27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh và chất hữu cơ; hàm lượng một số kim loại nặng vượt quá mức cho phép…
Theo kết quả được công bố bởi nhiều nhà khoa học về mối liên quan giữa việc sử dụng nước bẩn với sức khỏe con người cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Còn theo kết quả được công bố bởi Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam”, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 “làng ung thư” đều ô nhiễm nặng.
Ông Hồ Minh Thọ – Phó Liên đoàn trưởng – Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung, chủ nhiệm Dự án cho biết: Qua điều tra, khảo sát của dự án thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở 37 “làng ung thư” đều bị ô nhiễm, có những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của Việt Nam.
Cũng theo ông Thọ, thời gian qua, các nhà điều tra, khảo sát đã thu thập, phân tích 814 mẫu nước lấy từ nguồn nước sông, suối, giếng mà người dân đang sử dụng tại 37 “làng ung thư”, kết quả cho thấy, các mẫu nước này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, hơn 80% kết quả phân tích mẫu vi sinh vượt TCCP, hơn 65% kết quả phân tích nhiễm bẩn vượt TCCP, hơn 30% số mẫu có tổng hàm lượng sắt vượt TCCP.
Bất cập
Bàn về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, đại diện Cục Môi trường y tế – Bộ Y tế cho rằng: Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng nước tại nhiều nơi vẫn chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhất là nước cấp từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; trạm cấp nước tại nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có công nghệ xử lý còn lạc hậu, hệ thống đường ống chưa đảm bảo và có tỷ lệ thất thoát nước cao.
“Trong khi, công tác tự kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước sạch và công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước một số tỉnh, thành phố chưa được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Một số địa phương chưa giám sát được chất lượng nước khu vực nông thôn”, vị đại diện này thừa nhận.
Còn theo đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã lên tiếng báo động từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề do chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như quy hoạch còn có nhiều điểm bất cập. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tới nguồn nước vì các cơ sở sản xuất công nghiệp không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc nếu có thì mang tính đối phó.
Bàn về chất lượng nước hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan kiểm định chất lượng nước cần công khai, minh bạch kết quả kiểm định chất lượng nước ở từng khâu để xác định rõ chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi khâu nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành của Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ, giữa các nhà tài trợ với nhau từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cho đến quy hoạch, chiến lược để có thêm nhiều mô hình nước sạch phục vụ người dân hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, tính đến các phương án, lộ trình điều chỉnh giá nước nhằm khuyến khích đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong xử lý nước sạch với tiêu chuẩn cao nhất cung cấp cho người dân.
“Chúng ta cũng phải đổi mới công tác truyền thông để người dân tự nhận thức việc sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật mà còn tiết kiệm không ít chi phí y tế cho xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Theo nguồn: thiennhien.net
BÌ ẨN VỀ LOÀI HOA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI
18:34 |
Các nhà nghiên cứu cho rằng cây hoa sớm nhất thế giới được tìm thấy ở Trung Quốc, từng tồn tại cách đây hơn 160 triệu năm.
Các nhà khoa học tin rằng hóa thạch Euanthus có niên đại hơn 160 triệu năm. Ảnh: SCMP
Euanthus panii có phần đài hoa, cánh hoa và nhiều đặc điểm giống với nhiều hoa ngày nay, sắp xếp theo cấu trúc giống như hoa của các loài thực vật hạt kín. Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Historical Biology, cây hoa có tên khoa học Euanthus panii có từ cách đây 162 triệu năm.
Hóa thạch Euanthuscó tất cả các cấu trúc điển hình của một bông hoa và được bảo quản trong các điều kiện hoàn hảo. Đây là một trong nhiều mẫu vật do nhà sưu tập Kwang Pan ở làng Tam Giác Thành, thuộc tỉnh Liêu Ninh, tập hợp từ những năm 1970.
Giáo sư Liu Zhongjian của Trung tâm Bảo tồn Lan Quốc gia, giáo sư Wan Xin thuộc Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh nhận định phát hiện này "cung cấp cái nhìn mới về sự tiến hóa của các loài hoa". Theo SCMP, nếu tuyên bố của họ đúng, Euanthus panii sẽ là cây hoa đầu tiên được tìm thấy từ kỷ Jura.
Trong hơn 100 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu từng tuyên bố phát hiện hoa có từ kỷ Jura, nhưng các mẫu vật đều không "vượt qua" các bài kiểm tra hay được chuyên gia công nhận. Callianthus dilae trước đó được coi là cây hoa sớm nhất, có từ kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 125 triệu năm.
Mô phỏng cây hoa Euanthus panii. Ảnh: SCMP
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG CUỘC CHẠY ĐUA VỚI NHẬN THỨC
16:49 |
Cuộc nghiên cứu này được thực hiện với 40 trẻ em từ trước khi sinh cho đến tầm 7 – 9 tuổi và được công bố hôm 25/3.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Developing Mind ở Bệnh viện Nhi Los Angeles (CHLA) và các đồng nghiệp của Trung tâm Children’s Environment Health ở Đại học Columbia đã phát hiện ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ giữa việc tiếp xúc độc tố thần kinh hydrocacbon thơm nhiều vòng (PAH) trước khi sinh và sự nhiễu loạn trong các bộ phận của não bộ liên quan đến quá trình xử lí thông tin và điều chỉnh hành vi.
Cuộc nghiên cứu này được thực hiện với 40 trẻ em từ trước khi sinh cho đến tầm 7 – 9 tuổi, và là một phần của nhóm đối tượng nghiên cứu của trung tâm, đã được công bố trên tờ JAMA Psychiatry online ngày 25/3.
PAH có ở khắp mọi nơi trong môi trường, ở nhà, và ở nơi làm việc. Khí thải từ xe cộ, đốt cháy nhiên liệu than và dầu để sưởi ấm hay tạo ra năng lượng trong các hộ gia đình, trong nông nghiệp, các vùng chất thải độc hại, khói thuốc lá đều là những nguồn dễ tiếp xúc.
PAH tiếp xúc với thai phụ và ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi, những cuộc nghiên cứu sớm trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các chất này trong thời kì mang thai làm suy giảm sự phát triển của hành vi, học hỏi và trí nhớ.
Các nhà khoa học do Bradly S. Peterson, bác sĩ y khoa, giám đốc Viện developing Mind ở Viện nghiên cứu Saban của CHLA phụ trách cùng với Virginia Rauh, tiến sĩ khoa học, và Frederica Perera, tiến sĩ về sức khỏe cộng đồng, tiến sĩ đến từ khoa Sức khỏe cộng đồng của đại học Colombia, thực hiện một nghiên cứu để kiểm tra ảnh hưởng của PAH lên não bộ thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kì.
Họ đã sử dụng chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá não bộ của 40 đứa trẻ từ nhóm hơn 600 cặp mẹ – con từ một cộng đồng nhỏ của thành phố New York. Các nhà nghiên cứu trước đây đã thông báo việc tiếp xúc với PAH trong thời kì thai nghén có liên quan đến việc tăng gấp bội sự nhiễu loạn của quá trình phát triển thần kinh, bao gồm sự trì trễ phát triển vào năm 3 tuổi, giảm trí thông minh ngôn ngữ vào năm 5 tuổi, và có dấu hiệu lo lắng trầm cảm vào năm 7 tuổi.
“Đây là nghiên cứu chụp cộng hưởng từ lớn nhất để xác định sự tiếp xúc sớm như thế nào với các chất ô nhiễm không khí đặc biệt là PAH ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ”, Peterson, Giáo sư Khoa nhi và bệnh học tâm thần tại Khoa Y Keck tại đại học Southern California nói.
“Những phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng PAH góp phần gây ra ADHD (bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý) và những vấn đề về hành vi khác bởi vì các chất ô nhiễm gây tác dụng phá vỡ sự phát triển não bộ”.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giảm sút gần như toàn bộ bề mặt chất trắng của não trái – sự giảm sút này liên quan đến quá trình xử lí thông tin chậm hơn trong việc kiểm tra trí thông minh và những vấn đề hành vi nghiêm trọng hơn, bao gồm ADHD và thái độ gây gổ.
Tiếp xúc PAH sau khi sinh – được đo ở độ 5 tuổi – được xem là góp phần gây ra thêm những nhiễu loạn trong sự phát triển của chất trắng ở vùng trước trán liên quan đến khả năng tập trung, lí luận, đánh giá và khả năng giải quyết vấn đề.
Peterson giải thích rằng các đặc điểm hình thái học liên quan đến dấu hiệu ADHD trong mẫu của cộng đồng này khác với những thông báo trước đó trong nhóm trẻ gặp vấn đề rối loạn này, gợi ý rằng tiếp xúc nhiều với PAH có thể giảm một dạng phụ của ADHD.
Peterson giải thích những phát hiện của nghiên cứu này được giới hạn với một nhóm nhỏ dân số nghèo và trình độ dân trí thấp, vì vậy không thể tổng quát hóa cho những lớp dân số khác, mặc dù số ít dân số thành thị nghèo đói tiếp xúc không cân xứng với chất ô nhiễm. Trong khi nghiên cứu đầu tiên bị hạn chế, các nhà nghiên cứu hiện nay đang thực hiện một nghiên cứu lớn hơn rất nhiều để xác minh và mở rộng thêm các phát hiện của họ.
“Những phát hiện của chúng tôi đưa ra một mối quan tâm lớn hơn về tác dụng của các chất ô nhiễm đối với sự phát triển não bộ ở trẻ em, và hậu quả của nó đối với nhận thức và hành vi,” Peterson nói.
“Nếu được xác minh, những phát hiện này có một quan hệ mật thiết với sức khỏe cộng đồng, vì PAH có mặt khắp các chất ô nhiễm trong tổng thể dân số”.
Theo nguồn: thiennhien.net
HÃY TÁI CHẾ NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN
15:52 |
Năng lượng hạt nhân đang là nguồn năng lượng được hướng đến trong thời đại phát triển vì nó tạo ra được nguồn năng lượng rất lớn, năng lượng xanh không gây ô nhiễm không khí, là nguồn nhiên liệu độc lập vì được chế tạo từ việc phân hạch Uranium, Sử dụng năng lượng này có thể làm cho nhiều quốc gia có thể độc lập về năng lượng và không phụ thuộc vào việc khai thác những nhiên liệu như than đá.
Tuy nhiên, việc tái chế năng lượng hạt nhân chưa được phổ biến, các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vẫn còn đến 95% giá trị năng lượng, việc tái chế không chỉ giúp khai thác giá trị năng lượng một cách đáng kể mà còn giảm khối lượng và độc tính phóng xạ của chất thải hạt nhân.
Vì vậy, chu kì nhiên liệu hạt nhân chỉ qua một lần sử dụng như hiện nay ở Mỹ là một sự lãng phí năng lượng rất lớn.
Những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được giữ trong hồ mát tại nhà máy
hạt nhân ở Yongbyon, Triều Tiên năm 2003 (Ảnh: msnbc)
Phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học, Nguyên Chủ tịch Ủy ban điều tiết hạt nhân khẳng định, bỏ qua việc tái chế nhiên liệu hạt nhân là bỏ qua cơ hội tăng cường an ninh năng lượng và tầm ảnh hưởng với những nước khác.
T.S Dale Klein - Phó GĐ Viện năng lượng Austin cho hay, trong khi Mỹ chưa tham gia vào công cuộc tái chế nhiên liệu hạt nhân, các nước khác như Pháp, Nhật, Anh, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã dành ra những nguồn lực đáng kể cho chương trình của mình.
Theo đó, lý do lớn nhất chống lại việc tái chế nhiên liệu hạt nhân ở Mỹ là lo ngại phát triển vũ khí hạt nhất. Tuy nhiên, Klein cho rằng, lo ngại này hoàn toàn thiếu cơ sở. "Sự thật là plutonium trong nhiên liệu hạt nhân tái chế phân hạch nhưng không quốc gia nào chế tạo vũ khí hạt nhân bằng plutonium thứ cấp được lấy từ nhiên liệu hạt nhân đã bị đốt cháy" - Klein cho biết.
Ngoài ra, theo Klein, nhiều người còn "hoang tưởng" rằng, rất khó để lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng một cách an toàn. Tại Mỹ, các đơn vị điều hành nhà máy năng lượng hạt nhân tiếp tục trữ những thanh nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng tại một địa điểm trong các hồ nước trước khi chuyển chúng sang lưu trữ trong các thùng khô. Mặc dù vẫn có một vài tranh cãi nhưng công tác lưu trữ hiện nay được đa số chấp nhận là an ninh và đảm bảo.
SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT SẼ BỊ " XÓA BỎ "
15:28 |
Các bằng chứng hóa thạch cho thấy Trái Đất hình thành cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ còn tồn tại trong bao lâu và những yếu tố nào có thể xóa bỏ toàn bộ sự sống.
Mặt Trời
Trong khoảng một tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ nóng đến mức làm khô cạn toàn bộ các đại dương trên Trái Đất. Nhiệt độ tăng cao sẽ giết chết toàn bộ các sinh vật và không có ngoại lệ.
Trong vòng 5 tỷ năm tới, Mặt Trời sẽ mở rộng và trở thành một sao khổng lồ đỏ. Sau 7,5 tỷ năm, bề mặt nó sẽ chạm tới quỹ đạo và nuốt chửng Trái Đất. Nếu muốn sống sót, con người sẽ phải tìm cách rời khỏi hành tinh này.
Mặt Trời có thể nở ra và nuốt chửng Trái Đất. Ảnh: Alamy
Núi lửa
Cách đây khoảng 250 triệu năm, trong thời kỳ cuối kỷ Permi, sự sống được cho là đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn. 85% sinh vật sống trên đất liền và 95% sinh vật sống dưới đại dương tuyệt chủng. Dù không ai dám chắc điều đã xảy ra, có sự trùng hợp giữa hoạt động quy mô lớn mang tính huỷ diệt của các núi lửa và sự tuyệt chủng.
Dung nham núi lửa có thể bao phủ một bề mặt rất rộng.
So với chúng, sức tàn phá của siêu núi lửa như Yellowstone cũng không sánh bằng. Ở Siberia vào thời điểm đó, dung nham ước tính bao phủ khu vực có diện tích gấp 8 lần diện tích nước Mỹ ngày nay. Theo chuyên gia Henrik Svensen, Đại học Oslo của Na Uy, chắc chắn hiện tượng này sẽ lặp lại như nó từng xảy ra vào các thời điểm cách đây 200 triệu năm, 180 triệu năm và 65 triệu năm trước, tuy nhiên không thể dự đoán thời gian và địa điểm.
Svensen cho rằng, khả năng hủy diệt sự sống của các hoạt động núi lửa này phụ thuộc vào địa chất nơi xảy ra. Phun trào núi lửa 250 triệu năm trước có thể không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt, mà thủ phạm thực sự là muối. Siberia là một vùng đất có nhiều mỏ muối. Khi mỏ muối bị hoạt động núi lửa đun nóng, một lượng lớn hóa chất phá hủy tầng ozone sinh ra, toả vào bầu khí quyển. Các sinh vật không chịu được bức xạ có hại từ Mặt Trời và chết dần chết mòn.
Ngày nay, nhiều mỏ muối vẫn đang tồn tại trên Trái Đất, như ở ngoài khơi Brazil hay đông Siberia. Nếu những vụ phun trào tương tự xảy ra ở những khu vực này, nhiều loài sẽ chết. Tuy nhiên, cũng giống như thời điểm đó, sự sống sẽ không biến mất. Các sinh vật đơn bào như vi khuẩn sẽ sống sót, gần như không bị tổn hại gì.
Vụ nổ bức xạ Gamma
Các vụ nổ bức xạ Gamma (GRBs) cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây tuyệt chủng. Đây được coi là nguyên nhân của sự kiện tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử Trái Đất (Ordovician), xảy ra khoảng 450 triệu năm trước. GRBs được tạo ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ, hoặc khi hai ngôi sao va chạm.
Theo tính toán lý thuyết, GRBs có thể phá hủy toàn bộ tầng ozone và không còn gì ngăn cản các tia tử ngoại chết chóc từ Mặt Trời nữa. Tuy nhiên, Trái Đất ở vị trí tương đối an toàn. "Nếu Trái Đất ở vị trí gần tâm thiên hà hơn hai lần nữa, sự sống sẽ không còn", BBC dẫn lời Giáo sư Raul Jimenez, Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, nói. Ngôi sao đôi WR104, ở gần chúng ta nhất và có khả năng gây ra một vụ GRBs trong vòng 500 nghìn năm tới cũng không có khả năng gây hại tới Trái Đất.
Ngay cả khi Trái Đất chịu ảnh hưởng của GRBs, nó cũng không thể xóa sổ toàn bộ sự sống. Các đại dương sẽ là tấm lá chắn bức xạ cho các sinh vật. Con người có thể không còn, nhưng các dạng sống mới sẽ bắt đầu.
Va chạm với thiên thạch
Một vụ va chạm giữa thiên thạch cỡ lớn với Trái Đất đã dẫn đến sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long. Tuy nhiên, việc sự sống có bị hủy diệt hay không phụ thuộc vào nơi va chạm và thành phần cấu tạo của thiên thạch. Theo các bằng chứng hóa thạch thu được, một vụ va chạm rất lớn từng xảy ra 125 triệu năm trước và tạo thành miệng núi lửa nổi tiếng Manicouagan. Tuy nhiên, vụ va chạm không khiến khủng long tuyệt chủng hàng loạt, do thành phần của thiên thạch khi đó là đá kết tinh, tương đối "trơ" về mặt hóa học. Ngược lại, nếu thành phần của thiên thạch là đá trầm tích không ổn định, dễ bay hơi, nó có thể tạo ra những đám mây khí làm thay đổi khí hậu trong bầu khí quyển, gây tuyệt diệt quy mô toàn cầu.
Theo giới chuyên gia, may mắn cho con người là chu kỳ lặp lại của một vụ va chạm tương tự là khoảng 500 triệu năm. Ngay cả khi điều đó xảy ra, sự sống trên Trái Đất chỉ bị hủy diệt hoàn toàn khi thiên thạch có kích thước cỡ ngang một hành tinh "mồ côi".
Trái Đất bị đóng băng
Một số nhà khoa học cho rằng, từ trường Trái Đất làm chệch hướng các hạt mang điện phóng tới từ Mặt Trời, giúp bảo vệ bầu khí quyển. Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất, đồng nghĩa rằng sẽ không còn sự sống. Đây có thể là vấn đề từng xảy ra với sao Hỏa.
Giới nghiên cứu chứng minh được rằng cách đây 3,7 tỷ năm, sao Hỏa từng có từ trường rồi mất đi, khiến hành tinh trở nên khô cằn và lạnh lẽo như ngày nay. Tuy nhiên, theo chuyên gia Richard Harrison, thuộc Đại học Cambridge, Anh điều này nếu có cũng không xảy ra trong tương lai gần. Từ trường Trái Đất chỉ biến mất khi nhân của nó đông đặc hoàn toàn. Hiện chỉ có phần nhân bên trong là rắn, phần nhân ngoài ở thể lỏng. Nhân bên trong tăng khoảng 1 mm/năm, trong khi phần nhân nóng chảy có bề dày khoảng 2.300 km.
Nếu nhân Trái Đất nguội đi, từ trường không còn, bầu khí quyển cũng sẽ biến mất.Ảnh: Alamy
Các ngôi sao đi lạc
Khoảng 70.000 năm trước, một sao lùn đỏ mang tên Scholz đã bay lướt qua vòng ngoài của hệ Mặt Trời, sau khi xuyên qua vùng mây băng Oort. Theo các nhà thiên văn học, đó không phải lần đầu tiên và cũng không phải lần cuối. Tuy nhiên, khả năng gây hại của nó rất thấp. Xác suất một ngôi sao "mồ côi" lớn hơn Scholz trở thành siêu tân tinh (supernova) sau khi đi qua vùng Oort phát tán bức xạ Gamma tới hủy diệt sự sống Trái Đất là rất nhỏ.
Sự sống tự hủy diệt
Theo giả thuyết Medea của giáo sư Peter Ward, Đại học Washington, Mỹ, quá trình tự hủy diệt đã diễn ra hai lần. Lần đầu xảy ra cách đây khoảng 2,3 tỷ năm, rất nhiều khí oxy được sinh ra khi các dạng sống thực vật quang hợp. Trước đó không có oxy tự do, dẫn tới việc các vi sinh vật chết hàng loạt.
Khoảng 450 triệu năm trước, thực vật trên cạn lần đầu xuất hiện. Rễ cây đâm xuống đất, tăng tốc độ phản ứng hóa học giữa các khoáng chất trong đá và khí CO2 trong khí quyển. Điều này làm giảm mạnh nồng độ CO2, giảm hiệu ứng nhà kính và đẩy Trái Đất bước vào thời kỳ băng hà chết chóc.
Dự đoán trong tương lai, Mặt Trời ngày càng nóng lên. Hệ quả là nhiệt độ của Trái Đất cũng tăng, dẫn tới phản ứng mạnh mẽ giữa các khoáng chất trong đá và CO2. Khi không còn đủ CO2 cho thực vật quang hợp, chúng sẽ tuyệt chủng trước, kéo theo sự biến mất của toàn bộ hệ động vật. Theo Ward, quá trình này sẽ xảy ra trong vòng 500 triệu năm tới.
XỬ LÝ NƯỚC THẢI - KHỬ HỢP CHẤT NITƠ TRONG NƯỚC THẢI
20:55 |
I. Tổng quát
Trong nước thải dân dụng và công nghiệp và trong tự nhiên nito tồn tại chủ yếu dưới dạng hợp chất hữu cơ và amniac và các hợp chất dạng oxy hóa ( nitric, nitrat ) như: NH4+, NH3 và NO3-, NO2-.
Hình 1: Chu trình Nito trong tự nhiên
Trong nước thải sinh hoạt nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước 1,2 lít nước tiểu, tương đương với 12 g nitơ tổng số. Trong số đó nitơ trong urê (N-CO(NH¬2)2) là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác
Tác hại của nito với môi trường và nước thải
Nito là hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu của các sinh vật thủy sinh => gây sự phát triển mạnh mẽ của các loại thực vật phù du => tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn , giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sinh ra nhiều chất độc tiêu diết nhiều loại sinh vật có ích trong nước=> gọi là hiện tượng phú nhưỡng
Hình 2: Hiện tượng phú nhưỡng ở ao hồ
Đối với quá trình xử lý nước thải: Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình, đặc biệt nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
II. Các phương pháp khử Nito trong nước thải
1. Xử lý Nito bằng phương pháp sinh học :
+ Phương pháp này thường được áp dụng trong xử lý nước thải đối với các loại nước thải có hàm lượng N trên dưới 100mg/l.
Xử lý Nito trong nước thải bằng phương pháp sinh học được xử lý qua 2 quá trình:
+ Quá trình nitrat hóa: dưới tác động của vi sinh vật, NH4+ sẽ được chuyển hóa thành NO2 và NO3-.
Quá trình tạo thành NO2- gọi là quá trình nitrit hóa, vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa NH4+ thành NO2 .
NH4+ + 3/2O2 -> NO2- + H2O + 2H+
1. Xử lý Nito bằng phương pháp sinh học :
+ Phương pháp này thường được áp dụng trong xử lý nước thải đối với các loại nước thải có hàm lượng N trên dưới 100mg/l.
Xử lý Nito trong nước thải bằng phương pháp sinh học được xử lý qua 2 quá trình:
+ Quá trình nitrat hóa: dưới tác động của vi sinh vật, NH4+ sẽ được chuyển hóa thành NO2 và NO3-.
Quá trình tạo thành NO2- gọi là quá trình nitrit hóa, vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển hóa NH4+ thành NO2 .
NH4+ + 3/2O2 -> NO2- + H2O + 2H+
Quá trình tạo thành NO3- gọi là quá trình nitrat hóa, vi khuẩn Nitrobacter tiếp tục chuyển hóa NO2- thành NO3-.
NO2- + 1/2O2 -> NO3-
+Quá trình phản nitrat hóa (khử nitrat)
Là quá trình chuyển NO3- -> N2 nhờ vi khuẩn pseudomonas.
NO3- + 6H+ -> 1/2N2 +3 H2O.
2. Phương pháp kiềm hóa:
Đưa pH lên 11,2 ÷ 11,5 để tạo thành NH3 (là dạng nito amoni bay hơi) dùng quạt thổi khí NH3 ra khỏi nước. Phương pháp này thường sử dụng trong xử lý nước thải rỉ rác, chi phí của phương pháp này rất cao nên ít khi được sử dụng đối với nước thải có lượng N thấp.
3. Phương pháp điện phân nước biển :
3. Phương pháp điện phân nước biển :
Khi trạm xử lý nước thải được đặt cạnh biển thì phương pháp điện phân nước thải pha 20% nước biển sẽ rẻ hơn so với stripping, bởi phương pháp stripping có một số nhược điểm rõ ràng: chi phí điện cho thổi khí, vật liệu sử dụng để nâng pH đa phần vôi (bởi dùng sút đắt tiền và làm tăng độ mặn của nước thải) thì trong quá trình thổi khí sẽ hình thành một lượng đáng kể cặn canxi cacbonat gây ra rất nhiều khó khăn để loại bỏ cặn này ra khỏi tháp stripping, chi phí hóa chất sử dụng để hạ pH (thường là dùng axit sunfuric để vừa hạ pH vừa kết tủa cation Ca2+ -> CaSO4). Nguyên lý hoạt động của phương pháp điện phân như sau: sản phẩm của quá trình điện phân là kết tủa magie hidroxit, chất này tạo phức với amoni, và nhờ thế làm giảm đáng kể hàm lượng amoni. Nó có nhiều điểm tương đồng với việc hấp phụ amoni bằng magie hidroxit hoạt tính. Bên cạnh đó tại anod còn hình thành một lượng Cl2, đây là chất oxi hóa mạnh có thể phản ứng với amoni tạo thành N2 và HCl. Quá trình điện phân được thực hiện ở điện áp 7V với anod bằng than chì và catod là thép không rỉ. Quá trình giúp suy giảm đến 85% hàm lượng amoni và 90% photphat (nếu có), chi phí là 300 Wh điện cho 1 m3 nước thải, hàm lượng nito trong kết tủa là 2%, photpho là 1%. Bên cạnh đó phương pháp còn giúp làm suy giảm đáng kể COD và SS. Mặc dù có nhiều ưu điểm song do sau xử lý nước thải có độ mặn đáng kể nên cũng chỉ được phép xả ra biển.
KHỦNG HOẢNG NƯỚC THẢI CÓ THỂ TÀN PHÁ NHIỀU QUỐC GIA
20:19 |Nhân "Ngày Nước Thế giới" được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm, Liên hợp quốc đưa ra lời cảnh báo nếu không có những thay đổi mạnh mẽ, thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nước có thể tàn phá các quốc gia có thời tiết nóng và khô hạn.
Báo cáo thường niên mang tên "Phát triển Nước Thế giới" cho biết thế giới hiện vẫn có đủ nước để dùng nhưng sẽ thiếu 40% vào năm 2030 nếu không thay đổi mạnh mẽ cách thức sử dụng, quản lý và chia sẻ nguồn nước.
Báo cáo đưa ra danh sách dài các hình thức lãng phí nước như ô nhiễm vì thuốc trừ sâu, ô nhiễm công nghiệp, không xử lý nước thải, khai thác quá mức, đặc biệt cho tưới tiêu.
Ông Michel Jarraud, người đứng đầu Tổ chức Nước và Khí tượng Thế giới (WMO), nhấn mạnh thay đổi cách đo đạc, giám sát và thực hiện các biện pháp này đã trở thành nhu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo nước được sử dụng bền vững.
Dân số tăng trưởng nhanh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khủng hoảng nước. Báo cáo lấy dẫn chứng là dân số 7,3 tỷ người trên thế giới hiện nay sẽ tăng khoảng 80 triệu người/năm, có thể lên đến 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Để nuôi số nhân khẩu mới, khu vực nông nghiệp sẽ phải tăng 60% lượng nước tiêu thụ, vốn đã "ngốn" 70% tổng lượng nước tiêu thụ trên thế giới. Biến đổi khí hậu, đô thị hóa cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nước.
Báo cáo cũng cho biết hơn một nửa dân số thế giới đang sử dụng nước khoan để sinh hoạt, chưa kể 40% nước tưới tiêu được khai thác từ nguồn này.
Trong khi đó, khoảng 20% các mạch nước ngầm đang bị khai thác bừa bãi một cách nguy hiểm và rất nhiều nước sạch bị rút từ các tầng đá xốp khiến nước mặn ngấm vào nước ngọt ở các vùng duyên hải.
Vào năm 2050, nhu cầu nước toàn cầu có thể tăng 55%, chủ yếu do đô thị hóa. Các thành phố sẽ phải khoan hoặc đào sâu hơn mới đến tầng nước hoặc sẽ phải dựa vào những giải pháp mới và công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu nước sạch.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng để giải quyết những vấn đề trên cần phải có cách thức quản lý thông minh và trách nhiệm, tức là phải phối hợp các quy định và sáng kiến để hạn chế tình trạng lãng phí nước, trừng phạt những hành động làm ô nhiễm nước, khuyến khích đổi mới và bảo vệ những môi trường sống có thể duy trì sự đa sạng sinh học và nước cho con người.
Năm ngoái, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đối Khí hậu (IPCC) ước tính khoảng 80% dân số thế giới đang phải đối mặt những mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh nước, trong khi biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi nguồn nước sẵn có.
Read more…
Bãi biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc bị ô nhiễm với rác thải. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Báo cáo thường niên mang tên "Phát triển Nước Thế giới" cho biết thế giới hiện vẫn có đủ nước để dùng nhưng sẽ thiếu 40% vào năm 2030 nếu không thay đổi mạnh mẽ cách thức sử dụng, quản lý và chia sẻ nguồn nước.
Báo cáo đưa ra danh sách dài các hình thức lãng phí nước như ô nhiễm vì thuốc trừ sâu, ô nhiễm công nghiệp, không xử lý nước thải, khai thác quá mức, đặc biệt cho tưới tiêu.
Ông Michel Jarraud, người đứng đầu Tổ chức Nước và Khí tượng Thế giới (WMO), nhấn mạnh thay đổi cách đo đạc, giám sát và thực hiện các biện pháp này đã trở thành nhu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo nước được sử dụng bền vững.
Dân số tăng trưởng nhanh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khủng hoảng nước. Báo cáo lấy dẫn chứng là dân số 7,3 tỷ người trên thế giới hiện nay sẽ tăng khoảng 80 triệu người/năm, có thể lên đến 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Để nuôi số nhân khẩu mới, khu vực nông nghiệp sẽ phải tăng 60% lượng nước tiêu thụ, vốn đã "ngốn" 70% tổng lượng nước tiêu thụ trên thế giới. Biến đổi khí hậu, đô thị hóa cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nước.
Báo cáo cũng cho biết hơn một nửa dân số thế giới đang sử dụng nước khoan để sinh hoạt, chưa kể 40% nước tưới tiêu được khai thác từ nguồn này.
Trong khi đó, khoảng 20% các mạch nước ngầm đang bị khai thác bừa bãi một cách nguy hiểm và rất nhiều nước sạch bị rút từ các tầng đá xốp khiến nước mặn ngấm vào nước ngọt ở các vùng duyên hải.
Vào năm 2050, nhu cầu nước toàn cầu có thể tăng 55%, chủ yếu do đô thị hóa. Các thành phố sẽ phải khoan hoặc đào sâu hơn mới đến tầng nước hoặc sẽ phải dựa vào những giải pháp mới và công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu nước sạch.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng để giải quyết những vấn đề trên cần phải có cách thức quản lý thông minh và trách nhiệm, tức là phải phối hợp các quy định và sáng kiến để hạn chế tình trạng lãng phí nước, trừng phạt những hành động làm ô nhiễm nước, khuyến khích đổi mới và bảo vệ những môi trường sống có thể duy trì sự đa sạng sinh học và nước cho con người.
Năm ngoái, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đối Khí hậu (IPCC) ước tính khoảng 80% dân số thế giới đang phải đối mặt những mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh nước, trong khi biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi nguồn nước sẵn có.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
KHÓI NHANG, THUỐC LÁ " KẺ TÁM LẠNG NGƯỜI NỮA CÂN "
22:51 |
Khói nhang có tác động tiêu cực ngang với khói thuốc lá.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, khói nhang có thể gây hại tới sức khỏe con người. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng, đốt nhang trong phòng sẽ tạo ra chất carbon monoxide,gây ô nhiễm không khí.
Loại khí này có thể dẫn đến tình trạng viêm tế bào phổi, làm tăng nguy cơ biến chứng các cơ quan hệ hô hấp. Một số người mẫn cảm với thành phần của khói nhang còn bị ho và hắt hơi, thậm chí nghẹt thở vì hít quá nhiều khói nhang.
Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn
Khi đốt nhang, nhiều chất gây ô nhiễm không khí thoát ra ngoài như sulfur dioxide, carbon monoxide, oxit nitơ, formaldehyde. Chúng đều là những loại khí có hại cho hệ hô hấp.
Khi hít một lượng lớn khói nhang, người sử dụng có nguy cơ mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, khói nhang có tác động tiêu cực ngang với khói thuốc lá.
Gây dị ứng da
Việc tiếp xúc trong thời gian dài với khói nhang sẽ gây kích ứng mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi. Thêm vào đó, những người có làn da nhạy cảm cũng bị ngứa khi tiếp xúc với khói nhang.
Tiến sĩ Anil Ganjoo, bác sĩ da liễu tại trung tâm Dr Ganjoo’s Skin& Cosmetology cho biết: “Những khu vực có da mỏng (như vùng da xung quanh mí mắt, mũi và khuỷu tay) là nơi dễ bị dị ứng. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với khói nhang".
Gây nên triệu chứng thần kinh
Thường xuyên đau đầu, khó tập trung và hay quên là những triệu chứng thần kinh phổ biến mà người sử dụng nhang thường gặp phải.
Việc thắp nhang trong nhà còn gây ô nhiễm không khí, làm tăng nồng độ carbon monoxide (CO) và oxit nitơ (NOx) trong máu. Các chất này trực tiếp tác động lên các tế bào não, gây ra các vấn đề về thần kinh.
Tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng thắp hương lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường hô hấp? Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho rằng việc tiếp xúc lâu dài với khói nhang làm tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp cho người sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này cũng chứng minh việc sử dụng nhang còn làm tăng nguy cơ ung thư tế bào biểu mô.
Khiến cơ thể dễ nhiễm độc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đốt nhang tỏa ra một làn khói độc hại chứa chì, sắt và magiê. Các loại khí hóa học và hạt vật chất này khiến thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ chất độc, dẫn tới các bệnh về thận. Khói nhang cũng làm tăng nồng độ các tạp chất trong máu.
Làm suy yếu hệ tim mạch
Thắp nhang hàng ngàytác động tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch của bạn. Nghiên cứu mới đây ước tính rằng việc thắp nhang lâu dài làm tăng nguy cơsuy tim lên đến 12% và các bệnh về tim mạch vành 10%. Hít phải các hợp chất trong khói nhang cũng làm tăng nguy cơ viêm mạch máu và ảnh hưởng đến lưu lượng máu, dẫn đến các biến chứng về tim.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
NƯỚC BẨN " KẺ " GIẾT NGƯỜI NGUY HIỂM HƠN CẢ UNG THƯ, AIDS
10:32 |Bệnh lây lan qua nước bẩn và vệ sinh kém chính là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong cho phụ nữ, hơn cả bệnh ung thư, AIDS
Hằng năm có khoảng 800.000 phụ nữ tử vong vì không được tiếp cận với vệ sinh an toàn và nước sạch, con số này cao hơn cả nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ là bệnh ung thư vú, AIDS hay tiểu đường, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Phát triển WaterAid.
Giám đốc điều hành WaterAid, ông Barbara Frost, cho biết trong một tuyên bố: "Điều kiện thiếu nước sạch cũng như vệ sinh kém này ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ và cách giáo dục giới tính tuổi dậy thì, dẫn đến những trường hợp tử vong sớm và không đáng có".
Nguy cơ gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn vấn đề nước sạch là bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Cũng theo báo cáo này, hơn 1 tỷ người, tương đương với 1/3 số phụ nữ trên toàn thế giới, không có điều kiện ở nơi có khu vực nhà vệ sinh riêng, nguồn nước sạch. Khoảng 370 triệu người, tương đương với 1/10 số phụ nữ, hoàn toàn không được tiếp xúc với nguồn nước sạch.
Nước bẩn và vệ sinh kém là gốc rễ của các vấn đề như bà bầu và trẻ em tử vong, bạo lực tình dục...
Nhiều phụ nữ cở các nước đang phát triển sinh con tại nhà mà không được sử dụng nguồn nước sạch, điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con.
Ngoài ra, nếu không có nhà vệ sinh an toàn, phụ nữ và trẻ em thường phải vệ sinh ở những nơi công cộng như sông, suối... và có nguy cơ bị quấy rối tình dục cũng như hành hung.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA
16:02 |Bia – là một loại thức uống phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam ta.
Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất bia ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các nhà máy sản xuất bia được xây dựng và phát triển rộng khắp nhưng phổ biến và nòng cốt nhất là 2 tổng công ty HABECO và SABECO.
Sau một thời gian dài phát triển năng suất và sản lượng của các công ty không ngừng tăng. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch – đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động.
Nhưng song song với sự phát triển đó thì ngành sản xuất bia cũng không tránh khỏi những mối lo ngại lớn về môi trường đặc biệt là nguồn nước thải. Do đặc tính nước thải sản xuất bia có chứa hàm lượng chất hữu cơ, BOD, COD cao nên phải áp dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp để xử lý đạt hiệu quả cao.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường công ty môi trường Minh Việt chúng tôi với đội ngũ kỹ sư tinh nhuệ là những giảng viên đến từ các trường đại học lớn, luôn cập nhật những công nghệ xử lý nước thải mới hiện đại nhất,chất lượng nhất và uy tín nhất. Và công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia cũng không nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi.
- Nước làm lạnh, nước ngưng, ít hoặc không gây ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại
- Nước thải từ bộ phận nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu , bể chứa…chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, chất hữu cơ…
- Nước thải từ hầm lên men chứa bã men và chất hữu cơ
- Nước thải rửa chai có độ PH cao
Do đặc tính cùa nguồn nước thải phức tạp nên cần phải xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận và phải áp dụng các công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
- Nước thải từ các khu vực sản xuất bia được tập trung vào một đường ống, đường ống này sẽ dẫn về hố thu gom
- Trước khi vào hố thu gom, nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất.
- Nước thải sau khi được tập trung về hố thu gom, sẽ được bơm chìm đưa lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí nén để sục khí liên tục, mục đích của bể điều hòa là để ổn định lưu lượng, nồng độ, cũng như loại bỏ một phần BOD, COD có trong nước thải, đầu dò pH tại bể điều hòa sẽ cho các giá trị pH của nước thải, căn cứ vào giá trị đó, bơm hóa chất sẽ bơm 1 liều lượng hóa chất thích hợp vào đường ống để điều chỉnh pH nước thải về trung tính.
- Từ bể điều hòa nước thải sẽ được đưa đến bể lắng I loại bỏ tiếp các chất rắn lơ lửng hữu cơ có thể lắng được (hiệu quả lắng có thể đạt được 50-60%) nhằm giảm tải trọng hữu cơ cho công trình sinh học phía sau.
- Sau các công trình xử lý cơ học trên nước thải sẽ đưa sang công trình xử lý sinh học: hệ thống bể UASB để thực hiện qúa trình xử lí sinh học kị khí. Khí sinh học thu được từ bể UASB sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho các mục đích khác.
- Sau khi đã loại bỏ phần lớn BOD, COD tại bể UASB, nước thải theo ống thoát nước chảy qua bể trung gian để chuẩn bị cho quá trình xử lí sinh học hiếu khí.
- Tại bể trung gian, nước thải được lưu lại nửa giờ sau đó tự động chảy sang bể Aerotank.
- Bể Aerotank có nhiệm vụ thực hiện quá trình xử lí sinh học hiếu khí, tại đây, được bố trí hệ thống phân phối bằng khí nén sục khí liên tục, cung cấp oxi cho quá trình sinh học hiếu khí xảy ra. Vi sinh vật sử dụng BOD, COD như là chất dinh dưỡng để tạo sinh khối mới hay còn gọi là bùn hoạt tính.
- Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng II để thực hiện quá trình lắng nhằm tách nước và bùn. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo lượng bùn hoạt tính trong bể, phần bùn dư còn lại được bơm bùn đưa về bể nén bùn thực hiện quá trình tách nước, giảm độ ẩm một phần trước khi đưa vào máy ép bùn để ép thành những bánh bùn. Trong quá trình bùn được đưa từ bể nén bùn về máy ép bùn, polymer sẽ được thêm vào bùn nhằm hỗ trợ cho quá trình ép bùn, tránh bánh bùn bị vỡ vụn. Nước thải đầu ra sau lắng II theo đường ống đến bể khử trùng, clorua vôi sẽ được châm vào nước thải trước khi nước thải vào bể khử trùng. Bể khử trùng được thiết kế theo dạng ziczac nhằm hỗ trợ quá trình xáo trộn clorin và nước thải, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau quá trình khử trùng sẽ được đưa về bể chứa nước, được lưu tại đây từ 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ có xe bồn đến chở đi dùng làm nước tưới cây.
Read more…
Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất bia ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các nhà máy sản xuất bia được xây dựng và phát triển rộng khắp nhưng phổ biến và nòng cốt nhất là 2 tổng công ty HABECO và SABECO.
Sau một thời gian dài phát triển năng suất và sản lượng của các công ty không ngừng tăng. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch – đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động.
Nhưng song song với sự phát triển đó thì ngành sản xuất bia cũng không tránh khỏi những mối lo ngại lớn về môi trường đặc biệt là nguồn nước thải. Do đặc tính nước thải sản xuất bia có chứa hàm lượng chất hữu cơ, BOD, COD cao nên phải áp dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp để xử lý đạt hiệu quả cao.
Hình: xử lý nước thải nhà máy bia của nhà máy SABECO
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường công ty môi trường Minh Việt chúng tôi với đội ngũ kỹ sư tinh nhuệ là những giảng viên đến từ các trường đại học lớn, luôn cập nhật những công nghệ xử lý nước thải mới hiện đại nhất,chất lượng nhất và uy tín nhất. Và công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia cũng không nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi.
Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sản xuất bia
- Nước làm lạnh, nước ngưng, ít hoặc không gây ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại
- Nước thải từ bộ phận nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu , bể chứa…chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, chất hữu cơ…
- Nước thải từ hầm lên men chứa bã men và chất hữu cơ
- Nước thải rửa chai có độ PH cao
Do đặc tính cùa nguồn nước thải phức tạp nên cần phải xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận và phải áp dụng các công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia:
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
- Nước thải từ các khu vực sản xuất bia được tập trung vào một đường ống, đường ống này sẽ dẫn về hố thu gom
- Trước khi vào hố thu gom, nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất.
- Nước thải sau khi được tập trung về hố thu gom, sẽ được bơm chìm đưa lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí nén để sục khí liên tục, mục đích của bể điều hòa là để ổn định lưu lượng, nồng độ, cũng như loại bỏ một phần BOD, COD có trong nước thải, đầu dò pH tại bể điều hòa sẽ cho các giá trị pH của nước thải, căn cứ vào giá trị đó, bơm hóa chất sẽ bơm 1 liều lượng hóa chất thích hợp vào đường ống để điều chỉnh pH nước thải về trung tính.
- Từ bể điều hòa nước thải sẽ được đưa đến bể lắng I loại bỏ tiếp các chất rắn lơ lửng hữu cơ có thể lắng được (hiệu quả lắng có thể đạt được 50-60%) nhằm giảm tải trọng hữu cơ cho công trình sinh học phía sau.
- Sau các công trình xử lý cơ học trên nước thải sẽ đưa sang công trình xử lý sinh học: hệ thống bể UASB để thực hiện qúa trình xử lí sinh học kị khí. Khí sinh học thu được từ bể UASB sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho các mục đích khác.
- Sau khi đã loại bỏ phần lớn BOD, COD tại bể UASB, nước thải theo ống thoát nước chảy qua bể trung gian để chuẩn bị cho quá trình xử lí sinh học hiếu khí.
- Tại bể trung gian, nước thải được lưu lại nửa giờ sau đó tự động chảy sang bể Aerotank.
- Bể Aerotank có nhiệm vụ thực hiện quá trình xử lí sinh học hiếu khí, tại đây, được bố trí hệ thống phân phối bằng khí nén sục khí liên tục, cung cấp oxi cho quá trình sinh học hiếu khí xảy ra. Vi sinh vật sử dụng BOD, COD như là chất dinh dưỡng để tạo sinh khối mới hay còn gọi là bùn hoạt tính.
- Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng II để thực hiện quá trình lắng nhằm tách nước và bùn. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo lượng bùn hoạt tính trong bể, phần bùn dư còn lại được bơm bùn đưa về bể nén bùn thực hiện quá trình tách nước, giảm độ ẩm một phần trước khi đưa vào máy ép bùn để ép thành những bánh bùn. Trong quá trình bùn được đưa từ bể nén bùn về máy ép bùn, polymer sẽ được thêm vào bùn nhằm hỗ trợ cho quá trình ép bùn, tránh bánh bùn bị vỡ vụn. Nước thải đầu ra sau lắng II theo đường ống đến bể khử trùng, clorua vôi sẽ được châm vào nước thải trước khi nước thải vào bể khử trùng. Bể khử trùng được thiết kế theo dạng ziczac nhằm hỗ trợ quá trình xáo trộn clorin và nước thải, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau quá trình khử trùng sẽ được đưa về bể chứa nước, được lưu tại đây từ 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ có xe bồn đến chở đi dùng làm nước tưới cây.
VÔ SINH VÌ KHÍ THẢI XE MÁY
08:33 |
Phần lớn khí thải độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới con người là các hidrocarbon - các sản phẩm đốt cháy và chế biến xăng dầu, than, gỗ, rác, thực phẩm, thuốc lá. Chúng ảnh hưởng đến chuyển hóa các hormone sinh dục ở người.
Trong thế giới hiện đại, nguồn phát thải ra các hidrocarbon là từ các xí nghiệp năng lượng, ngành vận tải ôtô, công nghiệp hóa chất và hóa dầu. Nhiều hợp chất hidrocarbon là những chất gây ung thư mạnh.
Chúng có những thuộc tính gây đột biến gene và teratogen, phá hủy sự phát triển của phôi thai. Đây là điều được biết đến từ khá lâu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp xác định nồng độ của các hợp chất đó trong môi trường và trong cơ thể người.
Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra phương pháp cho phép thu được các chất chuyển hóa hidrocarbon trong không khí cũng như trong máu, trong nước tiểu người.
Ngay từ năm 2002, các nhà khoa học đã phân tích mẫu không khí ở 7 thành phố lớn của châu Á. Kết quả cho thấy, những phần tử chính trong không khí ở Nhật Bản là khí thải động cơ diezen, ở Trung Quốc là do đốt than đá.
Từ đó đến nay các phương pháp phân tích trên đã được hoàn thiện nhiều. Theo các chuyên gia, hiện nay phương pháp này không có đối thủ cạnh tranh về độ nhạy.
Nhờ phương pháp này, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, chính xe máy tạo ra nhiều phần tử nguy hiểm hơn ôtô.
Hơn nữa, hidrocarbon trong khí thải xe máy gây đột biến gene cao hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác. Nói chung các hidrocarbon hình thành trong quá trình đốt cháy của động cơ hủy hoại sự chuyển hóa testerosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ.
Do sự tác động như vậy mà đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và phụ nữ bị ung thư các cơ quan sinh sản cũng như gây ra bệnh vô sinh.
Xe máy càng cũ, việc đốt cháy triệt để nhiên liệu càng bị giảm đi, khí thải độc hại vì thế ngày càng nhiều. Chính vì thế, để bảo vệ môi trường thì nhiều nước đã hạn chế sử dụng xe máy.
Trong thế giới hiện đại, nguồn phát thải ra các hidrocarbon là từ các xí nghiệp năng lượng, ngành vận tải ôtô, công nghiệp hóa chất và hóa dầu. Nhiều hợp chất hidrocarbon là những chất gây ung thư mạnh.
Chúng có những thuộc tính gây đột biến gene và teratogen, phá hủy sự phát triển của phôi thai. Đây là điều được biết đến từ khá lâu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp xác định nồng độ của các hợp chất đó trong môi trường và trong cơ thể người.
Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra phương pháp cho phép thu được các chất chuyển hóa hidrocarbon trong không khí cũng như trong máu, trong nước tiểu người.
Ngay từ năm 2002, các nhà khoa học đã phân tích mẫu không khí ở 7 thành phố lớn của châu Á. Kết quả cho thấy, những phần tử chính trong không khí ở Nhật Bản là khí thải động cơ diezen, ở Trung Quốc là do đốt than đá.
Từ đó đến nay các phương pháp phân tích trên đã được hoàn thiện nhiều. Theo các chuyên gia, hiện nay phương pháp này không có đối thủ cạnh tranh về độ nhạy.
Nhờ phương pháp này, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, chính xe máy tạo ra nhiều phần tử nguy hiểm hơn ôtô.
Hơn nữa, hidrocarbon trong khí thải xe máy gây đột biến gene cao hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác. Nói chung các hidrocarbon hình thành trong quá trình đốt cháy của động cơ hủy hoại sự chuyển hóa testerosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ.
Do sự tác động như vậy mà đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và phụ nữ bị ung thư các cơ quan sinh sản cũng như gây ra bệnh vô sinh.
Xe máy càng cũ, việc đốt cháy triệt để nhiên liệu càng bị giảm đi, khí thải độc hại vì thế ngày càng nhiều. Chính vì thế, để bảo vệ môi trường thì nhiều nước đã hạn chế sử dụng xe máy.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
THIÊN NHIÊN THẬT TUYỆT TRONG ẢNH IGOR ZENIN
10:56 |
Igor Zenin nổi tiếng với phong cách chụp và xử lý ảnh huyền ảo như tranh vẽ. Tác phẩm của ông được nhiều người yêu thích và chọn để trang trí trong nhà hay phòng làm việc.
Các tác phẩm của Igor Zenin có ý tưởng phong phú, đôi khi ẩn chứa sự huyền bí.
Các tác phẩm của Igor Zenin có ý tưởng phong phú, đôi khi ẩn chứa sự huyền bí.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
MÔI THÂM BÁO BỆNH TIM ?
10:08 |
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian quan niệm: môi thâm báo hiệu bệnh tim.
PGS.TS Đoàn Văn Đệ (Chủ nhiệm bộ môn Tim-thận-khớp-nội tiết, Học viện Quân y, Viện 103) đã giải thích rõ về các biểu hiện của sắc môi liên quan đến sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh tim: Cần phân biệt môi thâm do bệnh lý hay do tác động của sắc tố da, của việc dùng mỹ phẩm gây dị ứng.
Nếu môi thâm do sắc tố da hay do dị ứng mỹ phẩm thì hoàn toàn bình thường. Nhưng với hiện tượng môi thâm, môi có màu hơi tím không do các nguyên nhân trên thì phải cần đặc biệt chú ý vì đây là biểu hiện của tình trạng suy tim.
Người bị suy tim thường có biểu hiện tím tái. Có hai dạng tím tái đó là tím trung ương và tím ngoại vi.
- Tím trung ương là khi máu tĩnh mạch và máu động mạch bị trộn lẫn với nhau ngay trong tim do một luồng thông bẩm sinh nằm giữa tim trái và tim phải hoặc do khuyết tật di truyền tạo nên một buồng tim chung (máu động mạch có màu đỏ tươi do giàu ôxy còn máu tĩnh mạch có màu đỏ thẫm do đã nhường ôxy cho cơ thể). Tím trung ương cũng có thể do một bệnh lý phổi đang tiến triển như khí phế thũng ngăn cản ôxy hoà tan vào máu động mạch. Tím trung ương xuất hiện quanh kết mạc mắt, niêm mạc ở trong họng và lưỡi.
- Tím ngoại vi là dạng tím thường xảy ra do sự ứ trệ tuần hoàn hoặc trao đổi khí kém và được biểu hiện ra bên ngoài ở những vùng da hở như đầu ngón tay, cằm, mũi và môi…
Vì vậy, người bị suy tim thường có đôi môi thâm bên cạnh những biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp…
Cẩn thận: môi thâm có thể do suy tim
Câu chuyện của chị Hà Mỹ Thanh, 50 tuổi (Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp.HCM) là điển hình của trường hợp môi thâm tim tái này.
Hơn nửa năm nay không hiểu sao chị Thanh cứ thấy trong người mệt mỏi, da dẻ thì nhợt nhạt, sắc môi thì cứ tím tái và hay có cảm giác khó thở, hồi hộp... Nghĩ rằng đó chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, cơ thể chưa thích nghi được nên chị cũng không mấy để ý. Nhưng tình trạng ấy ngày càng kéo dài mặc dù chị đã chú ý rất nhiều đến việc ăn uống, ngủ nghỉ.
Một hôm đi siêu thị chị tình cờ gặp chị bạn học cũ. Chị bạn này vốn là bác sĩ, nên trong cuộc trò chuyện chị Thanh đã kể cho bạn nghe những khác lạ về sức khỏe của mình để nhờ tư vấn. Chị bạn lắng nghe chuyện rất chăm chú rồi đưa ra lời khuyên: “Thanh nên đi khám, với những biểu hiện và sắc môi của Thanh bây giờ, mình nghĩ Thanh có thể bị bệnh tim”.
Nghe lời bạn, ngay hôm sau, chị Thanh đi đến bệnh viện để khám và được thông báo là đang có biểu hiển của bệnh tim mà cụ thể là hiện tượng suy tim. Bác sĩ tại đây cũng khuyên chị rằng tuy bệnh tim rất dây dưa khó chữa trị nhưng cũng không vì thế mà quá chán chường. Vì nếu tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh thì bệnh tình của chị sẽ được khống chế.
Tự phòng suy tim
Để phòng chứng suy tim, PGS.TS Đoàn Văn Đệ khuyến cáo những người ngoài 40 tuổi (nhất là phụ nữ) nếu thường xuyên thấy mỏi mệt, khó thở, hồi hộp, trống ngực đánh liên hồi và môi bỗng dưng cứ dần thâm tím đi thì nên đi kiểm tra sức khỏe nhất là các bệnh về tim mạch.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh suy tim nhưng không vì thế chúng ta không thể phòng ngừa. những cách sau sẽ giúp bạn phòng suy tim hiệu quả:
Xoa bóp: Nên thường xuyên xoa bóp tay chân, đặc biệt là 2 chân để giúp máu trong tĩnh mạch trở về tim dễ dàng hơn giảm bớt các nguy cơ tắc nghẽn mạch thường hay gặp trong suy tim.
Ăn nhạt: Chế độ ăn nhạt là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn gây tăng gánh nặng cho tim. Với các trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chỉ được dùng tới 0,5g muối/ngày. Trong các trường hợp khác, cũng chỉ dùng rất hạn chế muối (1-2g muối/ngày).
Nghỉ ngơi: Khi đã có tuổi, bạn nên chủ động giảm hoặc bỏ hẳn các công việc nặng nhọc và giữ một tinh thần luôn lạc quan, yêu đời để giảm tải tần suất hoạt động cho tim.
Luyện tập: Một chế độ tập luyện thể dục thể thao, các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Đặc biệt là các bài tập tốt cho trái tim như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi… Tuy nhiên, chú ý không nên tập luyện quá sức của mình.
Sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, uống rượu bia. Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, nhiều đường để không bị rối loạn lipid máu, ngăn ngừa huyết áp tăng cao, tránh bệnh đái tháo đường... Đấy chính là những nguyên nhân dễ khiến tim bạn có vấn đề.
Theo nguồn: khoe360.tienphong.vn
Liên kết hay
công ty môi trường
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Hot
-
Khoảng 9 giờ sáng nay (11-8), xảy ra một vụ ngộ độc khí mê tan tại thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến 1 người...
-
Bia – là một loại thức uống phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam ta. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xu...
-
Hơn 8 năm qua, nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu đã chụp hàng ngàn bức ảnh của hơn 300 loài chim Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp ...
-
Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ. ...
-
Chiều hôm qua, trên kênh Nhiêu Lộc, thiên nhiên đã ban tặng khoảnh khắc hoang hôn tuyệt đẹp cho người dân dân Sài Gòn. Theo người d...
-
1. Đối với động – thực vật. -Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. - Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon,...
-
Hạt phó Hạt kiểm lâm kiêm Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An), Lưu Nhật Thành, SN 1978...
-
- Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến đầu tháng 11/2014, lượng thu gom chất...
-
Sáng 6-8, bọt ô nhiễm từ kênh Ba Bò (hay còn gọi là con kênh thối, kênh hôi, kênh nước đen) vẫn tiếp tục nhiều, gây ảnh hưởng tới khu dân c...
-
Sau bữa cơm trưa có món rau muống luộc chấm chao, 4 người trong một gia đình ở Bình Định nhập viện trong tình trạng hôn mê, riêng cô con gái...