Home » Archives for tháng 4 2015
Mối quan tâm của toàn xã hội đối với rác thải y tế
16:30 |Các hành vi vi phạm môi trường chủ yếu các phòng khám, cơ sở y tế là quản lý chất thải nước thải y tế nguy hại không đúng qui định theo cục cảnh sát môi trường. nhưng nhiều cơ sở y tế, phòng khám có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn tái diễn nhiều lần . Vấn đề chất thải của phòng khám, y tế vẫn lẫn trực tiếp với nước thải thông thường diễn ra khá phổ biến ở các bệnh viện công lẫn cơ sở y tế tư nhân.
Ngoài ra, nhiều cơ sở quản lý chất thải y tế nguy hại không phân loại triệt để tại nguồn, để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải khác. Do đó, khi chuyển chất thải để tái chế thông thường, “vô hình chung” đã lẫn chất thải y tế nguy hại, gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người tiếp nhận, tái chế. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến cơ sở chưa được trang bị lò đốt chất thải y tế, hoặc có lò đốt nhưng đã hư hỏng nên rác thải được chôn lấp, hoặc đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vi phạm phổ biến.
Theo Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh 60% và tuyến huyện 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Nguy hại hơn, tại một số cơ sở y tế còn xảy ra tình trạng nhân viên lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo để trộm cắp, mang các chất thải y tế ra ngoài bán hoặc thải bỏ bừa bãi. Điển hình là vụ việc một cán bộ khoa giải phẫu, Đại học Y Hà Nội bị Phòng cảnh sát PC49 TP Hà Nội bắt quả tang khi chở 2 túi nilon đen, đựng 30kg nội tạng người vứt vào khu tập kết rác của Bệnh viện Giao thông vận tải. Tháng 4/2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng phát hiện một phòng khám đa khoa ở phía nam TP Hà Nội vứt chất thải y tế là thai nhi sau nạo hút vào bồn cầu và xả xuống bể phốt.
Đáng lo ngại hơn, riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, phối hợp với Thanh tra Bộ TN-MT và Sở TN-MT các tỉnh, thành phố xử lý hành chính hơn 60 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Điều này một lần nữa bộc lộ nhiều lỗ hổng trong quản lý rác thải y tế ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, quản lý chất thải y tế chưa khi nào là một vấn đề... hết nóng, đặc biệt là các sai phạm vẫn diễn ra tràn lan cả cơ sở y tế công lẫn tư. Vậy nên theo nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ, đủ tính răn đe những cơ sở vi phạm. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả tiền bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế nếu để vi phạm gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ TN-MT cũng cần tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế, đảm bảo 100% các cơ sở y tế công lập đều có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, có quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý nước thải chất thải y tế. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không có đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý nước thải y tế, chất thải y tế nguy hại, cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bố trí kinh phí vận hành các lò đốt chất thải y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác quản lý chất thải.
Read more…
Ngoài ra, nhiều cơ sở quản lý chất thải y tế nguy hại không phân loại triệt để tại nguồn, để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải khác. Do đó, khi chuyển chất thải để tái chế thông thường, “vô hình chung” đã lẫn chất thải y tế nguy hại, gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người tiếp nhận, tái chế. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến cơ sở chưa được trang bị lò đốt chất thải y tế, hoặc có lò đốt nhưng đã hư hỏng nên rác thải được chôn lấp, hoặc đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những vi phạm phổ biến.
Theo Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh 60% và tuyến huyện 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Nguy hại hơn, tại một số cơ sở y tế còn xảy ra tình trạng nhân viên lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo để trộm cắp, mang các chất thải y tế ra ngoài bán hoặc thải bỏ bừa bãi. Điển hình là vụ việc một cán bộ khoa giải phẫu, Đại học Y Hà Nội bị Phòng cảnh sát PC49 TP Hà Nội bắt quả tang khi chở 2 túi nilon đen, đựng 30kg nội tạng người vứt vào khu tập kết rác của Bệnh viện Giao thông vận tải. Tháng 4/2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng phát hiện một phòng khám đa khoa ở phía nam TP Hà Nội vứt chất thải y tế là thai nhi sau nạo hút vào bồn cầu và xả xuống bể phốt.
Đáng lo ngại hơn, riêng 6 tháng đầu năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, phối hợp với Thanh tra Bộ TN-MT và Sở TN-MT các tỉnh, thành phố xử lý hành chính hơn 60 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Điều này một lần nữa bộc lộ nhiều lỗ hổng trong quản lý rác thải y tế ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, quản lý chất thải y tế chưa khi nào là một vấn đề... hết nóng, đặc biệt là các sai phạm vẫn diễn ra tràn lan cả cơ sở y tế công lẫn tư. Vậy nên theo nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ, đủ tính răn đe những cơ sở vi phạm. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không chi trả tiền bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế nếu để vi phạm gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ TN-MT cũng cần tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế, đảm bảo 100% các cơ sở y tế công lập đều có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, có quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý nước thải chất thải y tế. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không có đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý nước thải y tế, chất thải y tế nguy hại, cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bố trí kinh phí vận hành các lò đốt chất thải y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác quản lý chất thải.
Mexico đang sắp phải hứng chịu nguy cơ thảm họa khí hậu theo lời NASA
11:23 |
Vào ngày 3/4 cơ quan hàng không Mỹ NASA đã lên tiếng cảnh báo Mexico rằng trong vòng 45 năm tới , tính ra là vào năm 2060 nước này sẽ phải hứng chịu một thảm họa do đại nạn hạn hán tại Mỹ gây ra.
Giáo sư Ben Cook, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu của NASA, ông cho hay nạn hạn hán tại Mỹ sẽ theo chu kỳ vài năm và khoảng thời gian lâu nhất là 1 thập kỷ
Nhưng có điều với thời điểm khí hậu như hiện nay, nạn hạn hán được dự báo kéo dài từ 30 đến 40 năm và sự kiện này sẽ tác động mạnh tới lãnh thổ Mexico, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.
Theo kết quả công trình nghiên cứu mới đây của NASA, nếu ô nhiễm được kiềm chế, vết loang của nạn hạn hán tại Mỹ sẽ bị hạn chế và cường độ nhẹ hơn.
Ngược lại, nền nông nghiệp nước này coi như bị mất trắng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, lúc này bang California, Mỹ đã lệnh cắt giảm tới 25% dịch vụ nước cho dù hai năm trước đó đã kêu gọi 38 triệu người dân triệt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Qua khảo sát, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng nước của con sông Colorado hiện đang cung cấp nước cho hơn 40 triệu người Mỹ và 10% nước sinh hoạt cho các bang Tây Bắc Mexico đã bị giảm mạnh và 70% lưu lượng nước giảm do các mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
Giáo sư Cook nhận định trong điều kiện như hiện nay, khả năng xây ra nạn đại hạn hán chỉ vào khoảng 12%.
Tuy nhiên, với tốc độ ô nhiễm như hiện nay thì từ nay tới năm 2050, khả năng diễn ra đại thảm họakhí hậu sẽ lên tới 60 và tình hình này tiếp tục trong cả thế kỷ XXI, khả năng thảm họa lên tới 80-90% tập trung vào Tây Nam và miền Trung nước Mỹ.
Và kêt quả tất nhiên là phần lớn lãnh thổ Mexico sẽ hứng chịu hậu quả của thảm họa.
Giáo sư Ben Cook, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu của NASA, ông cho hay nạn hạn hán tại Mỹ sẽ theo chu kỳ vài năm và khoảng thời gian lâu nhất là 1 thập kỷ
Nhưng có điều với thời điểm khí hậu như hiện nay, nạn hạn hán được dự báo kéo dài từ 30 đến 40 năm và sự kiện này sẽ tác động mạnh tới lãnh thổ Mexico, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.
Theo kết quả công trình nghiên cứu mới đây của NASA, nếu ô nhiễm được kiềm chế, vết loang của nạn hạn hán tại Mỹ sẽ bị hạn chế và cường độ nhẹ hơn.
Ngược lại, nền nông nghiệp nước này coi như bị mất trắng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, lúc này bang California, Mỹ đã lệnh cắt giảm tới 25% dịch vụ nước cho dù hai năm trước đó đã kêu gọi 38 triệu người dân triệt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Qua khảo sát, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng nước của con sông Colorado hiện đang cung cấp nước cho hơn 40 triệu người Mỹ và 10% nước sinh hoạt cho các bang Tây Bắc Mexico đã bị giảm mạnh và 70% lưu lượng nước giảm do các mạch nước ngầm bị cạn kiệt.
Giáo sư Cook nhận định trong điều kiện như hiện nay, khả năng xây ra nạn đại hạn hán chỉ vào khoảng 12%.
Tuy nhiên, với tốc độ ô nhiễm như hiện nay thì từ nay tới năm 2050, khả năng diễn ra đại thảm họakhí hậu sẽ lên tới 60 và tình hình này tiếp tục trong cả thế kỷ XXI, khả năng thảm họa lên tới 80-90% tập trung vào Tây Nam và miền Trung nước Mỹ.
Và kêt quả tất nhiên là phần lớn lãnh thổ Mexico sẽ hứng chịu hậu quả của thảm họa.
" NHÀ TIÊN TRI " NÓI GÌ VỀ TƯƠNG LAI KHỦNG KHIẾP CỦA TRÁI ĐẤT
10:27 |
Dân cư đô thị tăng gấp 3 lần, 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng, hàng triệu người chết đói... là những vấn đề nan giải mà Trái đất có thể sẽ phải đối diện trong 4 thập kỷ tới.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta đã có những xe ô tô tự lái, hay robot bán thông minh. Song song với sự tiến bộ công nghệ, nhân loại đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn đến từ bệnh dịch, đói nghèo, thảm họa thiên nhiên...
Theo các chuyên gia, những vấn đề thật sự to lớn đang chờ đợi chúng ta ở vài thập kỷ nữa. Khoa học và công nghệ ngay lúc này cần phải tập trung đi tìm giải pháp để làm cho tương lai chúng ta tốt hơn bởi trên thực tế, những sự khó khăn này đang đến rất gần.
Cùng điểm lại viễn cảnh đáng sợ mà Trái đất sẽ phải đối mặt vào năm 2050 qua tổng hợp của trang Business Insider.
1. Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người
Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người. Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.
Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” - tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.
Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.
2. Dân cư khu đô thị tăng gấp 3 lần
Thống kê cho thấy, vào năm 1950, dân số sống trong các thành phố lớn, khu đô thị là 750 triệu người. Nhưng con số này đã lên đến 4 tỷ người ở thời điểm hiện tại và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Các chuyên gia ước tính rằng, vào giữa thế kỷ XXI, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người.
Cùng với tình trạng dân cư quá đông, khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao, bệnh cúm sẽ gia tăng chóng mặt. Điều này một phần là do nguồn nước bị cạn kiệt dần và nền y tế bị ảnh hưởng do không lo đủ cho tất cả mọi người.
So với khu vực nông thôn, thành phố sẽ tiêu thụ khoảng 3/4 năng lượng của thế giới và thải ra một lượng lớn khí carbon. Theo WHO, ô nhiễm không khí đã khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012. Con số này sẽ chưa dừng lại ở đó khi dân số đô thị tăng và sự ô nhiễm ngày một diễn ra nặng nề.
3. 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng
Bạn có tin, vào thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người (1/6 dân số trên thế giới) đang không có nước sạch để sử dụng và con số này sẽ còn gia tăng. Theo Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, con số này sẽ lên đến gần 2 tỷ người, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Không chỉ nước sạch, mà một phần lớn nước dùng cho việc tưới tiêu cũng bị đe doạ.
Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất. Với tốc độ tăng trường dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động.
4. Vô số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng
Một báo cáo của ban Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, mức độ khai thác, đánh bắt cá trên thế giới đang ở mức 87%. Nếu thế giới tiếp tục duy trì đánh bắt cá ở mức hiện tại, thì vào năm 2050, vô số loài cá sẽ bị tuyệt chủng.
Số lượng cá sụt giảm cũng khiến cho những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản bị mất việc làm, ngành xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu cũng sẽ thiệt hại nặng nề. Con số này có thể lên tới 129 tỷ USD.
5. Hàng triệu người trên thế giới bị chết đói
Nhiệt độ Trái đất đang dần ấm lên, báo động tình trạng thiếu lương thực trầm trọng đối với các khu vực châu Phi và châu Á, gây hậu quả thảm khốc với người nghèo ở các khu vực này.
Lượng thức ăn trên toàn thế giới hiện đã giảm khoảng 2% và nếu tiếp tục duy trì, trong vòng 10 năm tới, chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực.
Báo cáo của tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế lớn nhất thế giới khẳng định, tới năm 2050, sản xuất lương thực sẽ phải tăng tới 60% nhằm bắt kịp với sự thay đổi khí hậu và gia tăng dân số toàn cầu.
6. Những khu rừng mưa sẽ biến mất vĩnh viễn
Bạn có biết, mỗi năm chúng ta mất đi một lượng lớn rừng mưa - đó là hệ quả của việc không ít người đã khai thác, chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù diện tích chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng ước tính mỗi ngày ít nhất 32.300ha rừng biến mất khỏi Trái đất và ít nhất 32.300ha rừng khác bị suy thoái.
Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi.
7. Siêu vi khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm
Thế giới gần đây đã cảnh báo về tình trạng siêu vi khuẩn kháng thuốc bằng các cụm từ “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “siêu vi khuẩn chết người”. Tình trạng này đã cướp đi 700.000 người mỗi năm và một báo cáo khoa học của Mỹ đã chỉ ra, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng có thể giết chết 10 triệu người trên toàn thế giới - nhiều hơn tất cả các loại ung thư kết hợp lại.
Giống như bất kỳ sinh vật sống nào, vi khuẩn có thể sinh sôi cũng như có thể đột biến để sinh tồn. Một số loài sẽ tự biến thể để tăng khả năng kháng thuốc tiêu diệt chúng.
8. Bệnh tật lây lan một cách dễ dàng
Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, có thêm 60.000 người chết vì bệnh sốt rét. Vào năm 2050, 4,6 tỷ người sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tả cũng phát triển mạnh hơn khi có tới 130.000 người chết mỗi năm. Với hệ miễn dịch giảm do khí hậu thay đổi thất thường, rất có thể, con số thực sẽ không dừng lại ở đây.
9. Bão xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn
Ban đánh giá khí hậu quốc gia Mỹ cho biết, số lượng các cơn bão loại 4 và 5 (những loại mạnh nhất) ngày càng gia tăng từ năm 1980. Và theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.
Cụ thể, biến đổi khí hậu gây ra tình trạng mực nước biển và nền nhiệt tăng cao. Trái đất nóng lên, hơi nước bốc lên nhiều khiến các cơn bão trở nên mạnh và dữ dội đến 300% vào năm 2100.
10. Mực nước biển dâng cao làm ngập các thành phố lớn trên toàn cầu, mất điện trở nên phổ biến
Theo các chuyên gia, với tình trạng khí carbon thải ra môi trường không kiểm soát như hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái đất sẽ khiến nước biển tăng lên khoảng 35cm, khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước. Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản.
Cùng với đó, tình trạng mất điện trên diện rộng cũng xảy ra. Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng sẽ phải sống trong bóng tối. Tác động này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ, nhất là ở khu đông dân cư như phía Đông Bắc Mỹ như New York và Philadelphia.
11. Dầu trở thành món đồ xa xỉ
Theo các chuyên gia, với lượng cư dân tăng cao, việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong tương lai. Theo đó, nếu việc sử dụng năng lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức hiện tại thì vào năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu tăng 110% - hay 190 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi ngày. Cùng với đó, lượng khí thải carbon ra khí quyển tăng gấp 2.
Việc khai thác nguồn năng lượng mới - than - để thay dầu mỏ cũng được mọi người lưu tâm/ Tuy nhiên đây là một trong những nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Do đó, giới khoa học đang đau đầu để đưa ra một phương án khả thi.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
NHỮNG CÁNH RỪNG KHÔNG CÁNH MÀ BAY
08:43 |Thực hiện chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, sau một thời gian những cánh rừng ở đây không cánh mà bay hoặc sử dụng sai mục đích.
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc cho biết: Chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện từ năm 2009. Hiện nay diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp là 39.308.000 ha, số doanh nghiệp được giao rừng là 52 doanh nghiệp. Ban đầu các doanh nghiệp này đều được đánh giá các chỉ số để so sánh năng lực như: tài chính, nguồn nhân lực, các dự án triển khai khi nhận rừng…
Sau vài năm hoạt động, đến năm 2015 bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các điều khoản về trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cũng không ít doanh nghiệp cố tình làm trái quy định, hay thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ông Hưng nói về một trường hợp đặc biệt, đúng ra khi nhận rừng thì công ty này phải thực hiện theo dự án đã đề ra là trồng rừng, cải tạo và bảo vệ rừng mà cây được chọn là keo (tràm), nhưng khi kiểm tra thì phát hiện lại trồng sắn.
Đó là trường hợp Công ty Cổ phần Địa ốc Thái Bình Phát, lập đề án cải tạo, bảo vệ rừng tại xã Ea Bung (H. Ea Súp) nhưng khi đến thì phát hiện trồng 40 ha sắn, chỉ 10 ha rừng (keo) nhưng còi cọc, chậm phát triển. Đối với trường hợp này, Chi cục Lâm nghiệp đã có kế hoạch thu hồi rừng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Cũng trong đợt này, một số doanh nghiệp vi phạm về quản lý, bảo vệ, cải tạo hay chậm tiến độ các dự án (thời hạn 24 tháng) cũng nằm trong đề xuất thu hồi rừng như: Cty TNHH Anh Quốc, Cty TNHH Hoàng Nguyễn, Cty CP Địa Ốc Thái Bình Phát, Cty CP ĐTXD Tân Phú Hưng, Cty TNHH Hữu Bích…
Đáng kể hơn, sau khi tận thu gỗ rừng, nhiều công ty, doanh nghiệp còn biến dự án trồng rừng bằng keo lai thành những vùng trồng cà-phê, cao su hay điều. Cty TNHH 27/7 khi “bứng” hết gỗ rừng 38 ha (xã Ea Bung, H. Ea Súp) đã trồng vào đây cao su và điều, đáng ra theo dự án thì phải trồng keo. Một số công ty còn tự tiện san lấp mặt bằng để đưa rừng vào mục đích sử dụng khác như vụ việc Cty CP Bảo Ngọc san ủi trái phép hơn 7 ha và theo đoàn thanh tra liên ngành Đắc Lắc phát hiện dấu hiệu Cty này hợp thức hóa gỗ lậu đưa từ nơi khác đến. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc. Một số khác cũng trồng rừng theo đúng dự án đề ra nhưng chỉ trồng một cách đối phó như Cty CPĐTXD Tân Phú Hưng chỉ trồng được 26 ha cao su (7%) mà trong thực tế diện tích này phải là 372 ha (xã Ea Sol, H. Ea H’leo) phần lớn diện tích còn lại là cỏ dại và dây leo.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoài Dương cho biết: “Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, công ty thực hiện tốt nhưng cũng khá nhiều nơi sai phạm. Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực của công ty, doanh nghiệp chưa đủ, buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu trách nhiệm với tài nguyên rừng… Về khách quan do chưa có những quy định cụ thể trong việc này, ví dụ như quyền hạn của doanh nghiệp, công ty để xử lý những trường hợp xâm phạm rừng, vấn đề di dân tự do làm rừng bị xâm lấn nghiêm trọng. Như vậy, phải nói một điều rằng chủ rừng là các công ty, doanh nghiệp cũng bị áp lực từ vô số vấn đề bên ngoài”.
Ông Dương cũng bày tỏ rằng vấn đề cấp bách là phải có cơ chế, chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, hay sơ suất dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm phạm nghiêm trọng mà ở đây chủ rừng là các doanh nghiệp, công ty. Cũng có thể đưa ra truy tố hình sự đối với những trường hợp để rừng bị tàn phá nhằm răn đe, quy trách nhiệm rõ ràng. Một thực trạng rõ mồn một tại các dự án giao rừng cho các Cty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc mà ai cũng thấy là đến kiểm tra nơi đâu, xuất hiện sai phạm nơi đó. Cá biệt nhiều nơi còn sai phạm nghiêm trọng, cố tình làm sai lệch dự án mà mình đã đề ra trước đó. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, ban ngành tỉnh Đắc Lắc nên vào cuộc mạnh tay để giao rừng… khỏi phải mất rừng.
Read more…
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc cho biết: Chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện từ năm 2009. Hiện nay diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp là 39.308.000 ha, số doanh nghiệp được giao rừng là 52 doanh nghiệp. Ban đầu các doanh nghiệp này đều được đánh giá các chỉ số để so sánh năng lực như: tài chính, nguồn nhân lực, các dự án triển khai khi nhận rừng…
Theo dự án này cây trồng là keo nhưng kiểm tra thì lại cao su. (Ảnh: Công an TP Đà Nẵng)
Sau vài năm hoạt động, đến năm 2015 bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các điều khoản về trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cũng không ít doanh nghiệp cố tình làm trái quy định, hay thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Ông Hưng nói về một trường hợp đặc biệt, đúng ra khi nhận rừng thì công ty này phải thực hiện theo dự án đã đề ra là trồng rừng, cải tạo và bảo vệ rừng mà cây được chọn là keo (tràm), nhưng khi kiểm tra thì phát hiện lại trồng sắn.
Đó là trường hợp Công ty Cổ phần Địa ốc Thái Bình Phát, lập đề án cải tạo, bảo vệ rừng tại xã Ea Bung (H. Ea Súp) nhưng khi đến thì phát hiện trồng 40 ha sắn, chỉ 10 ha rừng (keo) nhưng còi cọc, chậm phát triển. Đối với trường hợp này, Chi cục Lâm nghiệp đã có kế hoạch thu hồi rừng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Cũng trong đợt này, một số doanh nghiệp vi phạm về quản lý, bảo vệ, cải tạo hay chậm tiến độ các dự án (thời hạn 24 tháng) cũng nằm trong đề xuất thu hồi rừng như: Cty TNHH Anh Quốc, Cty TNHH Hoàng Nguyễn, Cty CP Địa Ốc Thái Bình Phát, Cty CP ĐTXD Tân Phú Hưng, Cty TNHH Hữu Bích…
Đáng kể hơn, sau khi tận thu gỗ rừng, nhiều công ty, doanh nghiệp còn biến dự án trồng rừng bằng keo lai thành những vùng trồng cà-phê, cao su hay điều. Cty TNHH 27/7 khi “bứng” hết gỗ rừng 38 ha (xã Ea Bung, H. Ea Súp) đã trồng vào đây cao su và điều, đáng ra theo dự án thì phải trồng keo. Một số công ty còn tự tiện san lấp mặt bằng để đưa rừng vào mục đích sử dụng khác như vụ việc Cty CP Bảo Ngọc san ủi trái phép hơn 7 ha và theo đoàn thanh tra liên ngành Đắc Lắc phát hiện dấu hiệu Cty này hợp thức hóa gỗ lậu đưa từ nơi khác đến. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc. Một số khác cũng trồng rừng theo đúng dự án đề ra nhưng chỉ trồng một cách đối phó như Cty CPĐTXD Tân Phú Hưng chỉ trồng được 26 ha cao su (7%) mà trong thực tế diện tích này phải là 372 ha (xã Ea Sol, H. Ea H’leo) phần lớn diện tích còn lại là cỏ dại và dây leo.
Thiếu trách nhiệm, cố tình làm sai lệch dẫn đến hậu họa những cánh rừng giờ bị triệt hạ như thế này đây. (Ảnh: Công an TP Đà Nẵng)
Ông Dương cũng bày tỏ rằng vấn đề cấp bách là phải có cơ chế, chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, hay sơ suất dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm phạm nghiêm trọng mà ở đây chủ rừng là các doanh nghiệp, công ty. Cũng có thể đưa ra truy tố hình sự đối với những trường hợp để rừng bị tàn phá nhằm răn đe, quy trách nhiệm rõ ràng. Một thực trạng rõ mồn một tại các dự án giao rừng cho các Cty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc mà ai cũng thấy là đến kiểm tra nơi đâu, xuất hiện sai phạm nơi đó. Cá biệt nhiều nơi còn sai phạm nghiêm trọng, cố tình làm sai lệch dự án mà mình đã đề ra trước đó. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, ban ngành tỉnh Đắc Lắc nên vào cuộc mạnh tay để giao rừng… khỏi phải mất rừng.
Theo nguồn: thiennhien.net
HẬU QUẢ THIẾU NƯỚC SẠCH TRONG TƯƠNG LAI
18:44 |Mong muốn được sử dụng nước sạch là nhu cầu chính đáng của nhân dân, nhưng hiện nay, với tình trạng ô nhiễm nặng nề tại một số khu vực khiến cho người dân phải sử dụng nước bẩn trong cuộc sống và sinh hoạt. Theo các chuyên gia y tế, nếu kéo dài tình trạng này, sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Nhiều hệ lụy
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc bao phủ tỷ lệ cấp nước sinh hoạt tới người dân ở đô thị và nông thôn song các bệnh lây truyền qua đường nước luôn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và trong 4 năm qua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch.
Phát biểu tại một Hội thảo nước sạch do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên, ở nông thôn dù 85% dân số được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ có 42% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước năm 2014 cho thấy, 21,6% số cơ sở cấp nước từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên không đạt vệ sinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ngày đêm là 27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh và chất hữu cơ; hàm lượng một số kim loại nặng vượt quá mức cho phép…
Theo kết quả được công bố bởi nhiều nhà khoa học về mối liên quan giữa việc sử dụng nước bẩn với sức khỏe con người cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Còn theo kết quả được công bố bởi Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam”, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 “làng ung thư” đều ô nhiễm nặng.
Ông Hồ Minh Thọ – Phó Liên đoàn trưởng – Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung, chủ nhiệm Dự án cho biết: Qua điều tra, khảo sát của dự án thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở 37 “làng ung thư” đều bị ô nhiễm, có những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của Việt Nam.
Cũng theo ông Thọ, thời gian qua, các nhà điều tra, khảo sát đã thu thập, phân tích 814 mẫu nước lấy từ nguồn nước sông, suối, giếng mà người dân đang sử dụng tại 37 “làng ung thư”, kết quả cho thấy, các mẫu nước này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, hơn 80% kết quả phân tích mẫu vi sinh vượt TCCP, hơn 65% kết quả phân tích nhiễm bẩn vượt TCCP, hơn 30% số mẫu có tổng hàm lượng sắt vượt TCCP.
Bất cập
Bàn về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, đại diện Cục Môi trường y tế – Bộ Y tế cho rằng: Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng nước tại nhiều nơi vẫn chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhất là nước cấp từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; trạm cấp nước tại nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có công nghệ xử lý còn lạc hậu, hệ thống đường ống chưa đảm bảo và có tỷ lệ thất thoát nước cao.
“Trong khi, công tác tự kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước sạch và công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước một số tỉnh, thành phố chưa được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Một số địa phương chưa giám sát được chất lượng nước khu vực nông thôn”, vị đại diện này thừa nhận.
Còn theo đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã lên tiếng báo động từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề do chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như quy hoạch còn có nhiều điểm bất cập. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tới nguồn nước vì các cơ sở sản xuất công nghiệp không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc nếu có thì mang tính đối phó.
Bàn về chất lượng nước hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan kiểm định chất lượng nước cần công khai, minh bạch kết quả kiểm định chất lượng nước ở từng khâu để xác định rõ chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi khâu nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành của Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ, giữa các nhà tài trợ với nhau từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cho đến quy hoạch, chiến lược để có thêm nhiều mô hình nước sạch phục vụ người dân hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, tính đến các phương án, lộ trình điều chỉnh giá nước nhằm khuyến khích đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong xử lý nước sạch với tiêu chuẩn cao nhất cung cấp cho người dân.
“Chúng ta cũng phải đổi mới công tác truyền thông để người dân tự nhận thức việc sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật mà còn tiết kiệm không ít chi phí y tế cho xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Read more…
Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2050, 1/2 dân số thế giới không có nước sạch để sử dụng. (Ảnh: Nguyễn Khánh)
Nhiều hệ lụy
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc bao phủ tỷ lệ cấp nước sinh hoạt tới người dân ở đô thị và nông thôn song các bệnh lây truyền qua đường nước luôn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch hàng năm ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và trong 4 năm qua, có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch.
Phát biểu tại một Hội thảo nước sạch do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên, ở nông thôn dù 85% dân số được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ có 42% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước trên cả nước năm 2014 cho thấy, 21,6% số cơ sở cấp nước từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên không đạt vệ sinh chung. Tỷ lệ này ở các cơ sở cấp nước dưới 1.000 m3/ngày đêm là 27,4%. Một số chỉ tiêu không đạt thường gặp như: Nhiễm vi sinh và chất hữu cơ; hàm lượng một số kim loại nặng vượt quá mức cho phép…
Theo kết quả được công bố bởi nhiều nhà khoa học về mối liên quan giữa việc sử dụng nước bẩn với sức khỏe con người cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Còn theo kết quả được công bố bởi Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam”, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 “làng ung thư” đều ô nhiễm nặng.
Ông Hồ Minh Thọ – Phó Liên đoàn trưởng – Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung, chủ nhiệm Dự án cho biết: Qua điều tra, khảo sát của dự án thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở 37 “làng ung thư” đều bị ô nhiễm, có những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của Việt Nam.
Cũng theo ông Thọ, thời gian qua, các nhà điều tra, khảo sát đã thu thập, phân tích 814 mẫu nước lấy từ nguồn nước sông, suối, giếng mà người dân đang sử dụng tại 37 “làng ung thư”, kết quả cho thấy, các mẫu nước này đều có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, hơn 80% kết quả phân tích mẫu vi sinh vượt TCCP, hơn 65% kết quả phân tích nhiễm bẩn vượt TCCP, hơn 30% số mẫu có tổng hàm lượng sắt vượt TCCP.
Bất cập
Bàn về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, đại diện Cục Môi trường y tế – Bộ Y tế cho rằng: Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng nước tại nhiều nơi vẫn chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhất là nước cấp từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; trạm cấp nước tại nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có công nghệ xử lý còn lạc hậu, hệ thống đường ống chưa đảm bảo và có tỷ lệ thất thoát nước cao.
“Trong khi, công tác tự kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước sạch và công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước một số tỉnh, thành phố chưa được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Một số địa phương chưa giám sát được chất lượng nước khu vực nông thôn”, vị đại diện này thừa nhận.
Còn theo đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã lên tiếng báo động từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề do chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như quy hoạch còn có nhiều điểm bất cập. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tới nguồn nước vì các cơ sở sản xuất công nghiệp không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc nếu có thì mang tính đối phó.
Bàn về chất lượng nước hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan kiểm định chất lượng nước cần công khai, minh bạch kết quả kiểm định chất lượng nước ở từng khâu để xác định rõ chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi khâu nào để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành của Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ, giữa các nhà tài trợ với nhau từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cho đến quy hoạch, chiến lược để có thêm nhiều mô hình nước sạch phục vụ người dân hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, tính đến các phương án, lộ trình điều chỉnh giá nước nhằm khuyến khích đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong xử lý nước sạch với tiêu chuẩn cao nhất cung cấp cho người dân.
“Chúng ta cũng phải đổi mới công tác truyền thông để người dân tự nhận thức việc sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật mà còn tiết kiệm không ít chi phí y tế cho xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Theo nguồn: thiennhien.net
BÌ ẨN VỀ LOÀI HOA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI
18:34 |
Các nhà nghiên cứu cho rằng cây hoa sớm nhất thế giới được tìm thấy ở Trung Quốc, từng tồn tại cách đây hơn 160 triệu năm.
Các nhà khoa học tin rằng hóa thạch Euanthus có niên đại hơn 160 triệu năm. Ảnh: SCMP
Euanthus panii có phần đài hoa, cánh hoa và nhiều đặc điểm giống với nhiều hoa ngày nay, sắp xếp theo cấu trúc giống như hoa của các loài thực vật hạt kín. Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Historical Biology, cây hoa có tên khoa học Euanthus panii có từ cách đây 162 triệu năm.
Hóa thạch Euanthuscó tất cả các cấu trúc điển hình của một bông hoa và được bảo quản trong các điều kiện hoàn hảo. Đây là một trong nhiều mẫu vật do nhà sưu tập Kwang Pan ở làng Tam Giác Thành, thuộc tỉnh Liêu Ninh, tập hợp từ những năm 1970.
Giáo sư Liu Zhongjian của Trung tâm Bảo tồn Lan Quốc gia, giáo sư Wan Xin thuộc Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh nhận định phát hiện này "cung cấp cái nhìn mới về sự tiến hóa của các loài hoa". Theo SCMP, nếu tuyên bố của họ đúng, Euanthus panii sẽ là cây hoa đầu tiên được tìm thấy từ kỷ Jura.
Trong hơn 100 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu từng tuyên bố phát hiện hoa có từ kỷ Jura, nhưng các mẫu vật đều không "vượt qua" các bài kiểm tra hay được chuyên gia công nhận. Callianthus dilae trước đó được coi là cây hoa sớm nhất, có từ kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 125 triệu năm.
Mô phỏng cây hoa Euanthus panii. Ảnh: SCMP
Liên kết hay
công ty môi trường
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Hot
-
Khoảng 9 giờ sáng nay (11-8), xảy ra một vụ ngộ độc khí mê tan tại thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến 1 người...
-
Bia – là một loại thức uống phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam ta. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xu...
-
Hơn 8 năm qua, nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu đã chụp hàng ngàn bức ảnh của hơn 300 loài chim Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp ...
-
Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ. ...
-
Chiều hôm qua, trên kênh Nhiêu Lộc, thiên nhiên đã ban tặng khoảnh khắc hoang hôn tuyệt đẹp cho người dân dân Sài Gòn. Theo người d...
-
1. Đối với động – thực vật. -Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. - Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon,...
-
Hạt phó Hạt kiểm lâm kiêm Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An), Lưu Nhật Thành, SN 1978...
-
- Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến đầu tháng 11/2014, lượng thu gom chất...
-
Sáng 6-8, bọt ô nhiễm từ kênh Ba Bò (hay còn gọi là con kênh thối, kênh hôi, kênh nước đen) vẫn tiếp tục nhiều, gây ảnh hưởng tới khu dân c...
-
Sau bữa cơm trưa có món rau muống luộc chấm chao, 4 người trong một gia đình ở Bình Định nhập viện trong tình trạng hôn mê, riêng cô con gái...