Home » Tin tức môi trường
Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ SBR HIỆN ĐẠI NHẤT 2014
Ở Việt Nam, việc xử lý nước thải bằng công nghệ truyền thống được áp dụng rộng rãi vì các nguyên nhân chủ yếu là hệ thống vận hành đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp và tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác. Hiệu quả của chúng mang lại đã được chứng minh qua các công trình thực tế chứ không chỉ trên lí thuyết. Một trong những công nghệ tiên tiến thường được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, khu công nghiệp và kể cả nước thải sinh hoạt ở các nước phát triển đó là công nghệ xử lý nước thải SBR ( Sequency Batch Reactor) là bể xử lý nước thải theo phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể.
Lý thuyết bể SBR
SBR đã được nghiên cứu từ những năm 1920 và được sử dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Châu Âu và Trung Quốc, Hòa Kỳ, họ đang áp dụng công nghệ này để xử lý nước thải đô thị và nước thải công nghiệp, đặc biệt là trong những khu vực đặc trưng có lưu lượng nước thải thấp và biến động. Các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, khu nghỉ mát và một số ngành công nghiệp như sản xuất sữa, bột giấy, thuộc da đang sử dụng công nghệ SBRs để xử lý nước thải.
Xem thêm : Các loại bể xử lý nước thải
Sự cải tiến trong thiết bị và công nghệ, đặc biệt là các thiết bị sục khí và hệ thống điều khiển tự động thì việc lựa chọn SBR là một lựa chọn khả thi hơn bể bùn hoạt tính thông thường . Một số lý do mà các công trình này được lựa chọn là:
- Tất cả các quá trình xảy ra trong một bể, hàm lượng tổng chất rắn lơ lững đầu ra có thể đạt 10 mg/l thông qua hiệu quả của việc sử dụng decanter mà không cần đến bể lắng 2.
- Trong một chu kỳ xử lý có thể điều chỉnh được ba điều kiện hiếu khí, kị khí, thiếu khí trong việc loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học, bao gồm quá trình nitrat hóa, phản nitrat hóa và loại bỏ photphos. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đầu ra có thể đạt được mức 5mg/l, hàm lượng nito tổng cũng có thể đạt được 5 mg/l thông qua quá trình chuyển hóa ammoniac thành nitrat trong điều kiện hiếu khí và chuyển hóa nitrat thành nito trong điều kiện thiếu khí trong cùng một bể. Hàm lượng photpho sau cùng củng có đạt được mức nhỏ hơn 2 mg/l nhờ sự kết hợp của xử lý sinh học và các tác nhân hóa học.
- Đối với các công trình xử lý nước thải lớn cũng có thể sử dụng bể SBR bởi các lí do đã nêu trên.
- Giấy phép để xả nước thải ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt, SBR đáp ứng được nước thải đầu ra chứa nồng độ ô nhiễm thấp. Lưu ý, trong trường hợp đòi hỏi nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cao thì sử dụng thêm bể lọc sinh học. Xem xét này là một phần quan trọng 1trong thiết kế.
Bể SBR (Sequencing Batch Reactor): là bể phản ứng làm việc theo mẻ dạng công trình xử lý bùn hoạt tính nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra trong cùng một bể. Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa hợp chất hữu cơ và nito cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước ra, trong đó quá trình phản ứng hay còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu khí) quá trình này phụ thuộc vào khả năng cấp khí, đặc điểm của chất nền trong nước thải đầu vào. Hệ thống SBR là một hệ thống xử lý có hiệu quả cao do trong quá trình sử dụng ít năng lượng, dễ kiểm soát các sự cố xảy ra, xử lý với lưu lượng thấp, ít tốn diện tích rất phù hợp với các trạm xử lý có công suất nhỏ, ngoài ra công nghệ SBR có thể xử lý hàm lượng chất ô nhiễm có nồng độ thấp hơn.
Các giai đoạn xử lý bằng SBR.
- Pha làm đầy (Filling): đưa nước thải đủ lượng đã qui định trước vào bể SBR và nó bắt đầu các chất ô nhiễm sinh học bị thối rửa.
- Pha thổi khí (Reaction): các phản ứng sinh hoá hoạt động nhờ vào việc cung cấp khí, sinh khối tổng hợp BOD, Ammonia và Nito hữu cơ.
- Pha lắng (Settling): Sau khi oxy hoá sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân các bùn nước đặt trưng.
- Pha rút nước (Discharge): Nước nổi trên bề mặt sau thời gian lắng (nước đầu ra đã xử lý) được tháo ra khỏi bể SBR mà không có cặn nào theo sau.
Ngoài ra còn có pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành. (pha này có thể bỏ qua).
Nguyên tắc hoạt động
- Bể SBR là một dạng cải tiến của bể bùn hoạt tính, khác với các công trình bể bùn hoạt tính khác, SBRs kết hợp cả các giai đoạn và quá trình xử lý trong một bể trong khi đó các công trình kia thì sử dụng nhiều bể.
- Chu kỳ vận hành của bể SBR gồm có 5 pha cơ bản: pha làm đầy- pha phản ứng- pha lắng- pha xả nước- pha chờ( có thể bỏ qua pha này)
Hình : Các pha trong chu kỳ hoạt động của SBR
Pha làm đầy : Trong pha này, nước thải sẽ được nạp đầy bể, nước thải vào sẽ mang theo một hàm lượng thức ăn cho các vi khuẩn trong bùn hoạt tính, tạo ra một môi trường cho phản ứng sinh hóa xảy ra.
Đưa nước thải vào bể có thể vận hành ở 3 chế độ: làm đầy tĩnh, làm đầy khuấy trộn, làm đầy sục khí.
- Làm đầy tĩnh: Nước thải đưa vào bể ở trạng thái tỉnh, nghĩa là không cung cấp thiết bị khuấy trộn và sục khí. Trạng thái này thường áp dụng trong công trình không cần quá trình nitrat hóa và quá trình phản nitrat và những công trình lưu lượng nước thải thấp để tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành, bảo dưỡng..
- Làm đầy có khuấy trộn thì giúp điều hòa nồng độ, ổn định thành phần nước thải, đồng thời xảy ra các quá trình oxy hóa cơ chất trong điều kiện hiếu khí và thiếu khí, tăng hiệu quả xử lí nito trong nước thải
- Làm đầy có thổi khí nhằm duy trì vùng hiếu khí trong bể. Tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh mẻ, trong bể xảy ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, loại bỏ một phần COD/BOD trong nước thải. Tạo điều kiện cho quá trình nitrat hóa xảy ra
Pha phản ứng : Sau khi cho nước vào bể, hệ thống bơm nước thải vào sẽ ngừng hoạt động, thay vào đó hệ thống sục khí sẽ được khởi động để tiến hành quá trình nitrit hóa, nitrat hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ. Do trong pha này, không có nước thải vào trong bể vì vậy thề tích nước thải và tải trọng hữu cơ không được bồ sung, quá trình sục khí được duy trình, các vi sinh vật hiếu khí sẽ oxi hóa các hợp chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển. Vì vậy các hợp chất hữu cơ sẽ được loại bỏ.Trong pha này còn xảy ra quá trình nitrat hóa, ammoniac có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nitrit và nitrat.
Pha lắng : các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong môi tường tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ. Trong pha này, các bông bùn đã được hình thành sẽ được lắng xuống đáy bể, đồng thời xảy ra quá trình phản nitrat, nitrat và nitrit được tạo ra ở pha trên sẽ bị khử thành nito.
Pha xả nước : nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra đến công trình tiếp theo, đồng thời trong quá trình này bùn cũng được tháo ra.
Pha chờ: thời gian chờ nạp mẻ tiếp theo( có thể bỏ qua pha này).
Quá trình loại bỏ nito trong mô hình hiếu khí gián đoạn (SBR)
Quá trình loại bỏ hợp chất nito trong nước thải theo phương pháp vi sinh vật thành hợp chất bền là N2 trải 2 quá trình: đầu tiên là oxy hóa hợp chất nitơ có hóa trị -3 (NH3, NH4+) lên hóa trị+3, +5 (NO2-, NO3-), quá trình này còn được gọi là quá trình nitrate hóa. Tiếp tục quá trình tiếp theo là khử từ hóa trị dương về hóa trị không (N2), quá trình này còn được gọi là quá trình khử nitrate.
- Trong mô hình bể phản ứng theo mẻ (SBR) thì quá trình nitrat hóa xảy ra trong giai đoạn sục khí hay pha phản ứng:
Oxy hóa amoni với tác nhân oxy hóa là oxy phân tử còn có tên gọi là nitrat hóa, được hai loại vi sinh vật thực hiện kế tiếp nhau:
Nitrosomonas: 2 NH4+ + 3 O2 2 NO2- + 2 H2O + 1 H+ + Tế bào mới (1-1)
Nitrobacter: 2 NO2- + O2 2 NO3- + Tế bào mới (1-2)
Tổng hợp 2 phản ứng được viết lại như sau:
NH4+ + 2 O2 NO3- + 2 H+ + H2O (1-3)
- Phản ứng (1-1), (1-2) được thực hiện do chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter để sản xuất năng lượng. Năng lượng thu được từ hai phản ứng trên hoặc từ tổng của hai phản ứng (1-3) rất thấp: 57 kcal/mol cho phản ứng hình thành nitrit và 19 kcal/mol cho phản ứng hình thành nitrat, thấp hơn nhiều khi so sánh với phản ứng oxy hóa chất hữu cơ do vi sinh vật hiếu khí dị dưỡng thực hiện: năng lượng thu được từ phản ứng oxy hóa axit axetic là 207 kcal/mol. Đó chính là lý do dẫn đến hiệu suất sinh khối của vi sinh tự dưỡng thấp hoặc tốc độ phát triển của chúng chậm.
- Từ phản ứng (1-3) cho thấy: để oxy hóa 1 mol NH4+ cần 1 mol oxy, tương ứng với 4,57 g oxy/g nitơ trong hợp chất amoni (NH4+-N). Phản ứng oxy hóa tạo thành nitrit (1-1) sinh ra H+: oxy hóa 1 mol amoni tạo ra 2 mol H+. Trong môi trường nước thải, pH thấp hơn 8,2 thì độ kiềm của nước chính là do sự có mặt của ion bicarbonat, HCO3-. Ion bicarbonat phản ứng với H+ sinh ra từ phản ứng, tạo ra axit carbonic có tác dụng kìm hãm một phần mức độ suy giảm pH của môi trường, nói cách khác là bicarbonat có vai trò chất đệm của hệ. Lượng bicarbonat tiêu hao là 122 mg/2 mol H+, tương ứng với 8,6 g HCO3-/g NH4-N hoặc nếu độ kiềm tính theo CaCO3 thì giá trị trên sẽ là 7,14 g CaCO3/g NH4-N (50 g CaCO2 tương ứng với 61 g HCO3-).
- Phản ứng hóa học (1-1), (1-2) chỉ mô tả phản ứng tỷ lượng của amoni với oxy do vi sinh vật thực hiện nhằm sản xuất năng lượng để duy trì sự sống và phát triển. Nitrosomonas và Nitrobacter thuộc loại vi sinh vật tự dưỡng, chúng sử dụng nguồn carbon vô cơ (chủ yếu là HCO3- và CO2) cùng với các chất dinh dưỡng (N, P, vi lượng…) để xây dựng tế bào. Thành phần nitơ được ưa chuộng nhất để xây dựng tế bào là amoni. Thành phần oxy trong tế bào (C5H7O2N) được lấy từ CO2 hoặc HCO3-. Nếu lấy hiệu suất sinh khối của cả hai loại vi sinh trên là 0,17 g/g N-NO3- tạo thành thì phản ứng tổng thể của quá trình oxy hóa amoni thành nitrat sẽ là :
1,02 NH4+ + 1,89 O2 + 2,02 HCO3- → 0,021 C5H7O2N +1,06 H2O
+ 1,92 H2CO3 + 1,00 NO3- (1-4)
- Tỉ lệ tiêu hao oxy và độ kiềm trong phản ứng (1-4) không khác nhiều lắm so với phản ứng (1-3) do hiệu suất sinh khối của vi sinh tự dưỡng thấp.
- Quá trình Nitrit hóa làm giảm độ kiềm của dòng nước thải và trong quá trình Nitrat hóa thì bước chuyển hóa NH4+ → NO2 làm giảm độ kiềm trong nước thải, quá trình oxy hóa từ Nitrit thành Nitrat không làm giảm độ kiềm. Quá trình làm oxy hóa NH4+ thành Nitrit cần 2 mol kiềm/ mol N – NH4+ được oxy hóa.
- Oxy hóa amoni gồm hai phản ứng kế tiếp nhau nên tốc độ oxy hóa của cả quá trình bị khống chế bởi giai đoạn có tốc độ chậm hơn. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ phát triển của Nitrosomonas chậm hơn so với loại Nitrobacter và vì vậy nồng độ nitrit thường rất thấp trong giai đoạn ổn định, chứng tỏ rằng giai đoạn oxy hóa từ amoni thành nitrit là bước quyết định tốc độ phản ứng oxy hóa đối với một hệ xử lý hoạt động bình thường. Vì lý do đó, trong khi tính toán theo mô hình động học người ta chỉ sử dụng các thông số liên quan đến loại vi sinh Nitrosomonas đặc trưng cho quá trình oxy hóa amoni (hai loại vi sinh tự dưỡng trên có tên chung là Nitrifier).
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nitrate hóa:
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình Nitrat hóa bao gồm các yếu tố chính sau:
+ Nồng độ chất nền: Vi sinh vật oxy hóa hợp chất hữu cơ để tạo sinh khối tế bào cần phải có chất dinh dưỡng là hợp chất nito để phát triển, khi nồng độ chất nến cao thì sẽ tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng. Điều này làm tăng hiệu quả xử lý.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của vi sinh tự dưỡng: tăng khi nhiệt độ tăng.
+ Oxy: Để oxy hóa 1 mol NH4+ cần 1 mol oxy và tương ứng cần 4.57 g oxy/g nitơ trong hợp chất Amoni (N – NH4+). Phản ứng tạo thành Nitrit tạo ra H+. Lượng bicacbonat tiêu hao là 122 mg/2 mol H+, tương ứng với 8.6 g HCO3-/ g N – NH4+ hay 7.14 g CaCO3 / g N– NH4+.
+ pH (độ kiềm): pH tối ưu cho quá trình nằm trong một khoảng khá rộng
xung quanh pH = 8 (7,6-8,6), pH < 6,2 hoặc pH > 10 ức chế hầu như hoàn toàn quá trình hoạt động của vi sinh vật.
+ Thời gian lưu bùn (SRT)
+ Độc chất
- Các yếu tố trên có liên hệ chặt chẽ tới tốc độ quá trình oxy hóa Amoni, làm hạn chế tốc độ tổng thể quá trình. Ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý
Quá trình nitrate hóa kết thúc khi pha phản ứng ngừng sục khí, chuyển sang pha lắng cũng là môi trường cho quá trình khử nitrate xảy ra.
Nitrat – sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa amoni chưa được xem là bền vững và còn gây độc cho môi trường nên cần được tiếp tục chuyển hóa về dạng khí nitơ, tức là thực hiện một quá trình khử hóa học, chuyển hóa trị của nitơ từ +5 (NO3-) về hóa trị không (N2). Vi sinh vật thực hiện quá trình khử trên có tên chung là Denitrifier. Phần lớn loại vi sinh thuộc nhóm Denitrifier trên thuộc loại tùy nghi với nghĩa là chúng sử dụng oxy hoặc nitrat, nitrit làm chất oxy hóa (nhận điện tử trong các phản ứng sinh hóa) để sản xuất năng lượng. Quá trình khử nitrat thường được nhận dạng là khử nitrat yếm khí, tuy nhiên diễn biến quá trình sinh hóa không phải là quá trình lên men yếm khí mà nó giống quá trình hô hấp hiếu khí nhưng thay vì sử dụng oxy, vi sinh vật sử dụng nitrat, nitrit khi môi trường không có oxy cho chúng. Vì vậy quá trình khử nitrat xảy ra chỉ trong điều kiện thiếu khí oxy (anoxic). Sự khác biệt giữa quá trình hiếu khí và thiếu khí là loại enzym tham gia vào giai đoạn vận chuyển điện tử cho hợp chất nitơ ở bước cuối cùng trong cả chuỗi phản ứng (reductase enzym).
Để khử nitrat, vi sinh vật cần có chất khử (nitrat là chất oxy hóa), chất khử có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ như H2, S, Fe2+. Phần lớn vi sinh vật nhóm Denitrifier thuộc loại dị dưỡng, sử dụng nguồn carbon hữu cơ để xây dựng tế bào ngoài phần sử dụng cho phản ứng khử nitrate.
Quá trình khử nitrat xảy ra theo bốn bậc liên tiếp nhau với mức độ giảm hóa
rị của nguyên tố nitơ từ +5 về +3, +2, +1.
- Phương trình tổng quát
NO3-→ NO2-→ NO (khí) → N2O (khí) → N2 (khí) (1.5)
- Phản ứng khử Nitrat với chất hữu cơ là methanol
6 NO3- + 5 CH3OH → 3 N2 + 5CO2 + 7 H2O + 6 OH- (1.6)
- Khí CO2 kết hợp với OH- thành HCO3- tạo thành độ kiềm trả lại cho môi trường sau khi cần độ kiềm trong quá trình Nitrat hóa.
- Sử dụng chất hữu cơ từ nguồn nước thải (C18H19O9N) thì phản ứng xảy ra như sau:
C18H19O9N + NO3- + H+→ N2 + CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O(2.15)
- Song song với quá trình khử Nitrat, quá trình tổng hợp tế bào cũng diễn ra, khi đó lượng chất hữu cơ tiêu hao cho cả quá trình sẽ lớn hơn so với lượng cần thiết cho phản ứng khử Nitrat.
- Quá trình khử Nitrat, Nitrit và tổng hợp tế bào sử dụng chất cho điện tử là metanol.
NO3- + 1.08 CH3OH + 0.24 H2CO3→ 0.056 C5H7NO2 + 0.47 N2 + 1.68 H2O + HCO3-(2.16)
NO2- + 0.67 CH3OH + 0.53 H2CO3→ 0.04 C5H7NO2 + 0.48 N2 + 1.23 H2O + HCO3-(2.17)
- Từ 2 phương trình trên cho thấy để khử 1g Nitrat cần 2.86 g chất hữu cơ (tính theo COD) và thu được 4.35 g HCO3- khi nguồn nitơ để tổng hợp tế bào là Nitrat và là 3.7 g HCO3-khi nguồn nitơ tổng hợp tế bào là Nitrit.
- Lượng chất hữu cơ sử dụng để khử Nitrit thấp hơn so với lượng cần thiết để khử Nitrat tính theo đơn vị N, xấp xỉ 62% theo 2 phương trình trên. Tính theo lý thuyết là 60 % (khử từ hóa trị +5 và +3 về hóa trị 0).
- Trong hệ khử nitrat bởi vi sinh vật, mức độ tiêu hao chất điện tử phụ thuộc vào sự có mặt của các chất nhận điện tử (chất oxy hóa) trong hệ: oxy hòa tan, nitrat, nitrit và sunfat. Trong các hợp chất trên thì oxy hòa tan có khả năng phản ứng tốt nhất với các chất khử vì trong hệ luôn tồn tại cả loại vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí hoặc phần lớn loại vi sinh Denitrifier có khả năng thay đổi quá trình trao đổi chất từ phương thức sử dụng oxy sang nitrat. Vi sinh vật chỉ sử dụng đến nitrat và nitrit khi môi trường đã cạn kiệt nguồn oxy hòa tan.
- Quá trình cạnh tranh về phương diện chất cho điện tử để khử Nitrat và Nitrit thì ngang nhau. Trong trường hợp không cung cấp đủ chất cho điện tử thì quá trình khử Nitrat có thể dừng lại ở giữa chừng, không tạo được sản phẩm cuối cùng là N2.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khử nitrate
- Ảnh hưởng của oxy: Nồng độ oxy ảnh hưởng là nồng độ oxy ở bên trong tập hợp keo tụ hoặc ở trong màng vi sinh chứ không phải là oxy trong hỗn hợp chất lỏng.
- Ảnh hưởng của pH:
- Giống các quá trình xử lý sinh học khác, khoảng pH tối ưu cho quá trình khử Nitrat nằm trong khoảng từ 7 – 9, ngoài vùng pH tối ưu này pH tốc độ giảm mạnh.
- Tại pH » 10 và pH » 6 tốc độ khử Nitrat chỉ còn lại vài phần trăm so với vùng tối ưu. Vi sinh khử Nitrat có khả năng thích nghi với môi trường pH thấp với nhịp độ chậm.
- Trong vùng pH thấp có khả năng suất hiện các khí có độc tính cao đối với vi sinh từ quá trình khử Nitrat như N2O, NO. Chúng có khả năng đầu độc vi sinh vật với nồng độ thấp.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình khử Nitrat cũng tương tự như đối với quá trình xử lý hiếu khí của vi sinh vật tự dưỡng: tốc độ tăng gấp đôi khi tăng 100C trong khoảng nhiệt độ 10 – 250C. Quá trình Nitrat cũng diễn ra trong khoảng nhiệt độ 50 – 600C, tốc độ khử Nitrat có thể cao hơn 50% so với tại 350C.
- Ảnh hưởng của chất hữu cơ: Bản chất của chất hữu cơ cũng ảnh hưởng tới tốc độ khử Nitrat: các chất hữu cơ tan, dễ sinh hủy tạo điều kiện tốt thúc đẩy quá trình khử Nitrat.
- Ảnh hưởng của các yếu tố kìm hãm: Nitrit là yếu tốc kìm hãm tốc độ khử Nitrat tại pH = 7 nồng độ N – NO2-> 14 mg/l bắt đầu ức chế quá trình vận chuyển chất của vi sinh vật và làm dừng quá trình khi nồng độ đạt 350 mg/l.
Ưu điểm – Nhược điểm
a) Ưu điểm:
- Không cần bể lắng và tuần hoàn bùn.
- Trong pha làm đầy bể SBR đóng vai trò như bể cân bằng vì vậy bể SBR có thể chịu dựng được tải trọng cao và sốc tải.
- Có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn sợi thông qua việc điều chỉnh tỉ số F/M và thời gian thổi khí trong quá trình làm đầy.
- Ít tốn diện tích đất xây dựng do các quá trình cân bằng cơ chất, xử lý sinh học và lắng được thực hiện trong cùng một bể.
- Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bị ít) mà không cần phải tháo nước cạn bể. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy, motor, máy thổi khí, hệ thống thổi khí.
- Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động
- TSS đầu ra thấp, hiệu quả khử photpho, nitrat hóa và khử nitrat hóa cao.
- Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn.
b) Nhược điểm:
- Nếu như quá trình lắng bùn xảy ra sự cố thì sẽ dẫn đến bùn bị trôi theo ống đầu ra.
- Khi xả tốc độ dòng chảy rất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ thống xử lý phía sau.
- Có thể xảy ra quá trình khử nitrat trong pha lắng nếu như thời gian lưu bùn dài. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bùn nổi do bị khí nitơ đẩy lên. Hiện tượng này càng nghiêm trọng vào những ngày nhiệt độ cao.
Theo nguồn: moitruongmivitech.com
You may also...
Liên kết hay
công ty môi trường
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
tin tức môi trường
cam ket bao ve moi truong
cong ty moi truong minh viet
tin moi truong
tin moi truong
báo cáo dtm
cam ket bao ve moi truong
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam ket bao ve moi truong
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam ket bao ve moi truong
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Hot
-
Khoảng 9 giờ sáng nay (11-8), xảy ra một vụ ngộ độc khí mê tan tại thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến 1 người...
-
Bia – là một loại thức uống phổ biến được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam ta. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xu...
-
Hơn 8 năm qua, nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu đã chụp hàng ngàn bức ảnh của hơn 300 loài chim Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp ...
-
Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ. ...
-
Chiều hôm qua, trên kênh Nhiêu Lộc, thiên nhiên đã ban tặng khoảnh khắc hoang hôn tuyệt đẹp cho người dân dân Sài Gòn. Theo người d...
-
1. Đối với động – thực vật. -Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. - Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon,...
-
Hạt phó Hạt kiểm lâm kiêm Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An), Lưu Nhật Thành, SN 1978...
-
- Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến đầu tháng 11/2014, lượng thu gom chất...
-
Sáng 6-8, bọt ô nhiễm từ kênh Ba Bò (hay còn gọi là con kênh thối, kênh hôi, kênh nước đen) vẫn tiếp tục nhiều, gây ảnh hưởng tới khu dân c...
-
Sau bữa cơm trưa có món rau muống luộc chấm chao, 4 người trong một gia đình ở Bình Định nhập viện trong tình trạng hôn mê, riêng cô con gái...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét